Van tuyến tính là gì?

Van tuyến tính là gì? Định nghĩa, cấu tạo, ứng dụng và phân loại. Vai trò của các loại van tuyến tính trong hệ thống điều khiển tự động hóa hiện nay. Cùng Vancongnghiepvn.net chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dòng sản phẩm này các bạn nhé

Van tuyến tính là gì?

Van điều khiển tuyến tính là gì
Van điều khiển tuyến tính là gì

Van tuyến tính là gì?

Van tuyến tính  là thiết bị được sử dụng trong đường ống công nghiệp với nhiệm vụ đóng mở điều tiết lưu chất đi qua trên đường ống. Sử dụng là tín hiệu Analog 4-20mA, hoặc 0-10V làm tín hiệu in/Out để đóng mở điều khiển van hoạt động.

Van tuyến tính hiện nay có hai dòng điều khiển cơ bản là van điều khiển tuyến tính bằng khí nén và van điều khiển tuyển tính bằng điện. Tức là van sẽ sử dụng năng lượng khí nén hoặc điện năng, biến đổi dòng năng lượng này thành cơ năng để đóng van theo góc.

Liên hệ tư vấn van

Hotline: 0964 182 166

Khi nào chúng ta sử dụng van điều khiển tuyến tính

Sử dụng van điều khiển tuyến tính trong hệ thống máy bơm và đồng hồ điện từ
Sử dụng van điều khiển tuyến tính trong hệ thống máy bơm và đồng hồ điện từ
  • Kiểm soát lưu lượng chất lỏng hoặc khí: Tăng giảm lưu lượng mong muốn
  • Điều chỉnh áp suất trong hệ thống: Tăng giảm áp suất
  • Kiểm soát nhiệt độ: Điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp.
  • Điều khiển quá trình phối trộn nguyên vật liệu như sản xuất hóa chất, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, và nhiều lĩnh vực khác để kiểm soát quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Tích hợp vào hệ thống tự động hóa điều khiển tự động như hệ thống PLC. Scada
  • Sử dùng làm tín hiệu đầu vào cho thiết bị khác

Các thành phần cấu tạo của van tuyến tính

Cấu tạo của van tuyến tính bằng điện

Van tuyến tính điều khiển bằng điện
Van tuyến tính điều khiển bằng điện
  • Thân van: Van bi, van bướm, van cổng, van cầu là các loại thân van được sử dụng. Nó đóng nhiệm vụ chính trong việc đóng mở lưu chất và kết nối vào đường ống
  • Phần bộ điều khiển điện: Cấu tạo bên trong của nó sẽ là bảng mạch,mô tơ điện, công tắc hành trình, bộ tín hiệu In/Out, phần bánh răng truyền động… Mô tơ này sử dụng điện năng tạo ra lực quay mô men xoắn.

Cấu tạo của van tuyến tính bằng khí nén

Van điều khiển tuyến tính bằng khí nén
Van điều khiển tuyến tính bằng khí nén
  • Phần thân van: Thân van được sử dụng cũng như các dòng van bằng điện mà chúng tôi đã nêu ở trên
  • Bộ điều khiển khí nén: Dạng như một xy lanh khí nén có thể chuyển động ngang 0-90 độ(Sử dụng cho van bi, van bướm) hoặc chuyển động tịnh tiến lên xuống(Sử dụng cho van cầu, van cổng).
  • Bộ định vị điều tiết khí nén(Positioner): Hay chúng ta thường quen gọi là bộ tuyến tính khí nén. Sử dụng tín hiệu Analog 4-20mA để điều khiển góc mở giúp chúng ta điều khiển được thân van đóng mở theo các góc mở mong muốn.
  • Van điện từ khí nén, limit Swith box, nối nhanh, giảm thanh, dây khí nén: Đây là các bộ phận có thể thêm vào cho một số ứng dụng yêu cầu

Các loại van điều khiển tuyến tính hiện nay

Van bướm điều khiển tuyến tính

Van điều khiển tuyến tính bằng khí nén
Van điều khiển tuyến tính bằng khí nén

Van bi điều khiển tuyến tính

Van bi tuyến tính bằng điện
Van bi tuyến tính bằng điện

Van cầu điều khiển tuyến tính

Van cầu điều khiển tuyến tính
Van cầu điều khiển tuyến tính
  • Van cầu điều khiển điện tuyến tính
  • Van cầu điều khiển khí nén tuyến tính
  • Van dù tuyến tính
  • Van cầu gang điều khiển điện tuyến tính
  • Van cầu thép tuyến tính…

Van cổng điều khiển tuyến tính

Van cổng tuyến tính
Van cổng tuyến tính
  • Van cổng điều khiển điện tuyến tính
  • Van cổng điều khiển khí nén tuyến tính
  • Van dao điều khiển khí nén tuyến tính
  • Van cổng thép điều khiển tuyến tính

Ứng dụng của van tuyến tính

  • Công nghiệp dầu khí: Nó được sử dụng trong hệ thống dẫn dầu, khí và các loại chất lỏng khác để kiểm soát dòng chảy và áp suất.
  • Công nghiệp hóa chất: Trong quá trình sản xuất và xử lý hóa chất, giúp kiểm soát lưu lượng, nhiệt độ, và áp suất để đảm bảo an toàn và hiệu suất của quá trình.
  • Công nghiệp thực phẩm và nước uống: Van tuyến tính được sử dụng trong các hệ thống chế biến thực phẩm và sản xuất nước uống để kiểm soát lưu lượng và áp suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Công nghiệp giấy: Dòng van này được sử dụng để kiểm soát dòng chảy và áp suất của hỗn hợp giấy và chất lỏng, hóa chất phục vụ cho sản xuất bột giấy
  • Công nghiệp điện: Van tuyến tính được sử dụng để điều chỉnh dòng chảy của nước làm mát, hơi nước hoặc khí để đảm bảo hiệu suất và an toàn hoạt động của các thiết bị.
  • Xử lý nước thải: Kiểm soát lưu lượng và các yếu tố quan trọng khác để đảm bảo quá trình xử lý hiệu quả.
  • Hệ thống nước sạch, thủy lợi: Giúp kiểm soát lưu lượng dòng chảy một cách chủ động và hợp lý
  • Công nghiệp năng lượng: Trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và các loại nhà máy sản xuất năng lượng khác, van tuyến tính được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất làm nhiệt.
  • Công nghiệp khai thác và chế biến quặng: Kiểm soát lưu lượng và áp suất của chất lỏng, chất khí trong đường ống
  • Công nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm hóa học

Cách lựa chọn và sử dụng van tuyến tính

Lựa chọn van tuyến tính-Một số lưu ý
Lựa chọn van tuyến tính-Một số lưu ý

Cách lựa chọn van tuyến tính phù hợp

  • Xác định yêu cầu ứng dụng: xác định dòng chảy cần kiểm soát, áp suất và nhiệt độ hoạt động, kích thước ống dẫn, loại chất lỏng hoặc khí, và các yêu cầu khác như độ chính xác, đáp ứng tốc độ, và điều kiện hoạt động.
  • Tính chất của lưu chất sử dụng: Các tính chất cần xem xét bao gồm độ nhớt, mật độ, áp suất hơi bão hòa, nhiệt độ, và pH.
  • Chọn loại thân van tuyến tính: Dựa vào yêu cầu ứng dụng và tính chất của chất lỏng hoặc khí, lựa chọn loại van tuyến tính phù hợp. Có một số loại van điều khiển tuyến tính phổ biến, bao gồm van cửa, van bi, van điều khiển bước sóng, van cầu và van cần.
  • Xem xét vật liệu thân van: Vật liệu thông thường cho van bao gồm thép không gỉ, gang, đồng, nhôm và nhựa. Mỗi vật liệu phù hợp với yêu cầu khác nhau
  • Điều kiện hoạt động: Xem xét các yếu tố vận hành như áp suất, nhiệt độ, môi trường, tần suất điều khiển, và điều kiện bảo trì để chọn van có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện đó. Cần nắm rõ các thông số Min, max của hệ thống để lựa chọn loại tốt nhất các bạn nhé
  • Hiệu suất và đáp ứng: Xem xét hiệu suất của van tuyến tính, tức là khả năng kiểm soát chính xác dòng chảy và áp suất. Đáp ứng nhanh và chính xác là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các quy trình yêu cầu điều khiển chính xác và linh hoạt.
  • Tích hợp tự động hóa: Nếu cần, xem xét khả năng tích hợp van tuyến tính vào hệ thống tự động hóa để tăng tính tự động và hiệu quả của quá trình điều khiển. Đây cũng chính là ứng dụng cần phải hiểu biết sâu về tự động hóa cũng như hiểu về lập trình PLC trong các hệ thống tự động
  • Đánh giá chi phí: Xem xét chi phí của van và đảm bảo rằng nó phù hợp với ngân sách và giá trị đem lại cho ứng dụng.

Van tuyến tính hiện nay là dòng van tự động điều khiển theo tín hiệu. Với cấu tạo, chức năng của nó như đã nêu trên thì đây là dòng van có giá trị cao. Cần cân nhắc khi mua hàng hoặc sử dụng.

Hẹn gặp lại ở các bài viết sau!

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *