Tại sao lại cần bảo trì và bảo dưỡng các loại van bướm?
Các thiết bị công nghiệp nói chung, và van bướm nói riêng hầu hết đều cần phải bảo trì bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để có thể duy trì được hiệu suất làm việc và nâng cao tuổi thọ của thiết bị, nhất là đối với các loại: van bướm tay gạt, vô lăng, van bướm điều khiển khí nén, van bướm điều khiển điện … Cách thức bảo trì bảo dưỡng các loại van bướm bao gồm những quy trình nào?
Đối với mỗi loại van bướm công nghiệp, tất cả các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp đều yêu cầu rõ là cần phải duy trì bảo dưỡng định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần, nhằm mục đích đảm bảo cho van có thể hoạt động hiệu quả nhất, tránh những sự cố bất ngờ.
Những hư hỏng bất thường gây ra các thiệt hại về kinh tế vô vùng trầm trọng, cũng như là suy trì được tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo an toàn lao động trong công việc.
Việc bảo trì, bảo dưỡng van bướm theo định kỳ giúp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Xu hướng nhắm đến công cụ cạnh tranh không sự cố, không chậm trễ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên dự báo được độ tin cậy của máy móc.
Cách thức bảo trì, bảo dưỡng các loại van bướm
Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp khác nhau để chúng ta có thể tiến hành bảo trì bảo dưỡng các loại van bướm, nhưng có 2 phương pháp bảo trì được đánh giá là cần thiết và quan trọng nhất, cần phải áp dụng thường xuyên để giúp van có thể giữ được tình trạng hoạt động tốt nhất, hiệu xuất hoạt động cao nhất, tiết kiệm được chi phí tốt nhất, đó là:
1. Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng của van bướm
Đây là phương pháp bảo dưỡng được đánh giá là tối ưu nhất, bởi vì chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được tình trạng của các van bướm trong hệ thống một cách tốt nhất, dựa vào phương pháp này mà chúng ta có thể lên 1 kế hoạch bảo trì cụ thể cho việc lắp đặt và đánh giá thay thế van khác.
Chu kỳ van mỗi tháng một lần hoặc nhiều hơn nếu nó không được sử dụng thường xuyên
Giảm áp suất hệ thống trước khi bảo trì van bướm
Kiểm tra (và điều chỉnh nếu cần) rằng van đang hoạt động đúng ở vị trí đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn.
Trực quan kiểm tra van và xung quanh van xem có dấu hiệu rò rỉ nào không.
Trực quan kiểm tra bu lông, đường ống, hệ thống dây điện và bất kỳ thiết bị liên quan nào khác để tìm các vấn đề có thể cản trở hoạt động (như nới lỏng hoặc ăn mòn).
Phương pháp này có lợi ích giúp cho chúng ta có thể chủ động được tất cả mọi yếu tố liên quan như là nhân lực và vật tư thay thế. Hơn nữa, một số van không có sẵn trong kho nhà máy nên cần mua ở xa về. Phương pháp này thường được áp dụng cho các nhà sản xuất, cấp thoát nước, hóa chất, xi măng…
2. Bảo dưỡng theo định kỳ
Theo phương pháp này thì chúng ta sẽ tiến hành bảo dưỡng bảo trì theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Với khuyến cáo của nhà sản xuất thì cứ đến 1 khoảng thời gian nhất định khi sử dụng van, chúng ta bắt buộc phải bảo dưỡng, làm vệ sinh và tiến hành thay van bướm thế nếu theo thông tin của nhà sản xuất có yêu cầu.
Đây được xem như là một cách thức bảo dưỡng tiêu chuẩn, phương pháp này được quản lí bằng phần mềm trên máy vi tính, nên thường áp dụng cho các xí nghiệp qui mô lớn, có xưởng bảo dưỡng riêng.
Tất nhiên, cách này tốn kém hơn các phương thức bảo trì, bảo dưỡng khác nhưng chúng ta lại chủ động được lịch trình sản xuất hơn.