Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất

Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất hiện nay là quy chuẩn nào? Như chúng ta đã biết nước thải công nghiệp hiện nay cần phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp để có thể kiểm tra, giám sát mức độ xả nước thải sau xử lý ra nguồn nước tiếp nhận. Cùng chúng tôi tìm hiểu các quy chuẩn về nước thải công nghiệp ở Việt Nam chúng ta mới nhất hiện nay và đang được áp dụng trên phạm vi tất cả các ngành công nghiệp.

Tìm hiểu về nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là gì?

Bể chứa nước thải công nghiệp
Bể chứa nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước được phát sinh ra trong các quá trình sản xuất, kinh doanh, các ngành dịch vụ công nghiệp. Nó có thể là nước được sinh ra trong quá trình sản xuất trực tiếp, cũng có thể được sinh ra trong hoạt động sinh hoạt của con người ở các khu công nghiệp, nó cũng có thể là nước làm mát hệ thống máy móc…

Nhìn chung nước thải công nghiệp rất đa dạng về thành phần các loại chất. Mỗi ngành nghề, dịch vụ sản xuất khác nhau thì thành phần nước thải công nghiệp lại khác nhau. Nhìn chung đây đều là các dạng nước thải bắt buộc phải xử lý theo quy định, đảm bảo theo một yêu cầu quy định bắt buộc trước khi đưa ra nguồn nước tiếp nhận.

Vì sao cần phải xử lý nước thải công nghiệp

Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp
Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải nhằm tránh ô nhiễm môi trường và nguồn nước tiếp nhận

Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết nước thải công nghiệp là gì? Chúng tôi đã phân tích rất kỹ thành phần của nước thải công nghiệp hiện nay. Đối với đa dạng ngành nghề, dịch vụ sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của công nhân, nhân viên các khu công nghiệp thì nước thải công nghiệp có quá đa dạng về thành phần vô cơ, hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật, nấm mốc, vi khuẩn…đặc biệt hơn nữa là các thành phần hóa chất không được xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm trầm trọng môi trường và nguồn nước tiếp nhận. Các loại sinh vật sống dưới nước như tôm cá, động vật thủy sinh, thực vật thủy sinh có nguy cơ bị hủy diệt nếu như không xử lý nước thải. Như chúng ta đã thấy vụ Formosa Hà Tĩnh nước thải khu chế biến luyện kim xả trực tiếp ra biển gây hiện tượng cá chết hàng loạt. Có nơi mỗi ngày người dân vớt được hàng tấn cá chết trôi dạt vào bờ biển ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế là bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong thảm họa này. Sau gần 3 tháng điều tra, trong buổi họp báo ngày 30-6-2016, đại diện Chính phủ đã xác định thủ phạm đằng sau thảm họa cá chết hàng loạt là công ty thép Formosa Hà Tĩnh. Công ty này đã thừa nhận gây ra sự cố ô nhiễm biển nghiêm trọng và cam kết bồi thường 500 triệu đô la Mỹ. Tiền đền bù cho thiệt hại về ngư nghiệp là đã rõ nhưng cái giá quá đắt cho môi trường và hệ sinh thái dọc bờ biển ở các tỉnh mà không biết được bao nhiêu năm nữa nó mới có thể phục hồi trở lại.

Xử lý nước thải công nghiệp tránh ô nhiễm đất

Nước thải công nghiệp tác động trực tiếp đến nguồn nước tiếp nhận nhưng trong đó một phần của nó cũng ngấm dần vào trong lòng đất gây ô nhiễm cho vùng đất bị tác động.

Hệ vi sinh vật có lợi cho đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đất bị đầu độc bởi vô số các loại hóa chất, các loại kim loại nặng, kim loại độc hại.

Ngoài ra nó còn tác động tiêu cực đến các loại cây trồng trực tiếp trên đất, làm cho đất không còn được xốp, độ pH bị ảnh hưởng, cây trồng có thể bị hóa chất làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như biến đổi ren gây bệnh tật cho con người.

Như chúng ta đã biết quay lại vụ Formosa Hà Tĩnh Hàng chục tấn chất thải của Công ty Formosa chôn lấp trái phép tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên vào tháng 5/2015. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như đất nông nghiệp xung quanh khi nó chưa được xử lý.

Xử lý nước thải công nghiệp để không làm ô nhiễm nguồn không khí

Không khí xung quanh chúng ta giúp con người, động vật hô hấp. Hệ sinh thái cần có không khí trong lành để có thể phát triển. Đặc trưng của nước thải là có mùi hôi sau, đặc biệt các loại nước thải công nghiệp có lẫn các mùi hóa chất, chất bẩn cực kỳ khó chịu nếu không được xử lý sẽ gây mùi ô nhiễm nguồn không khí nghiêm trọng xung quanh khu vực đó. Việc xử lý nước thải công nghiệp giúp giảm tối đa mùi khó chịu và ô nhiễm môi trường không khí.

Tóm lại xử lý nước thải là vấn đề chung của cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và của toàn xã hội. Hãy nâng cao ý thức cá nhân, ý thức doanh nghiệp. Không nên đánh đổi sự phát triển mà làm hủy hoại môi trường như ví dụ tôi đã nêu ở trên. Để đảm bảo cho thế hệ con cháu chúng ta sinh ra sau này có một môi trường sống trong lành, không ô nhiễm.

Rọ bơm hay còn gọi là chõ bơm nước, Luppe(Foot valve) là thiết bị được sử dụng ở đáy của ống hút máy bơm với mục đích chống dòng chảy ngược ngăn hiện tượng tụt áp trên đường ống của máy bơm nước khi máy bơm ngừng hoạt động đồng thời chắn các loại rác lọt vào máy bơm nước.

Quy chuẩn nước thải công nghiệp

Quy chuẩn về nước thải công nghiệp Việt Nam
Quy chuẩn về nước thải công nghiệp Việt Nam

Nước thải công nghiệp nói như chúng tôi đã đề cập ở trên là loại nước thải có rất nhiều loại chất nguy hiểm độc hại ảnh hưởng tới môi trường và con người. Chính vì vậy nhà nước ta, các cơ quan ban ngành về môi trường đã ban hành một bộ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP(National Technical Regulation on Industrial Wastewater). Đây là bộ tiêu chuẩn kỹ thuật với mục đích đưa ra các tiêu chuẩn, giá trị đo cho các đơn vị xử lý nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, các doanh nghiệp xử lý nước thải công nghiệp mô hình nội bộ khép kín có một giá trị để xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường ở các nguồn nước tiếp nhận. Hay nói cách khác Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số điểm nổi bật về bộ quy chuẩn này nhé.

Đối tượng áp dụng

  1. Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở xả nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
  2. Nước thải công nghiệp phát sinh từ cơ sở xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định về đấu nối, tiếp nhận của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  3. Nước thải từ hoạt động sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này và được quy định tại Quy chuẩn riêng.
  4. Nước thải từ hoạt động sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi khi nhập cùng nước thải công nghiệp thì được quản lý như nước thải tại Quy chuẩn này.
  5. Nước làm mát không thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này

Một số khái niệm cần hiểu rõ trong QCVN 40:2021/BTNMT

  1. Thông số ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học có khả năng làm cho môi trường nước bị ô nhiễm.
  2. Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; từ hệ thống xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải công nghiệp của cơ sở xả nước thải công nghiệp và được xả ra nguồn tiếp nhận.
  3. Cơ sở xả nước thải công nghiệp là cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận.
  4. Nước làm mát là nước phục vụ mục đích giải nhiệt cho thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất mà không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất.
  5. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung là tên gọi chung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế.
  6. Hệ thống xử lý nước thải tập trung bao gồm công trình xử lý và mạng lưới thu gom, thoát nước thải của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực khác theo quy định pháp luật.
  7. Nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước mặt và vùng nước biển. Nguồn tiếp nhận nước thải được xác định theo mục tiêu quản lý chất lượng môi trường nước mặt (căn cứ theo QCVN 08:2021/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) hoặc vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2016/TTBTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải
    đảo).

Quy định kỹ thuật về quản lý nước thải công nghiệp

Kiểm tra chất lượng nước thải
Kiểm tra chất lượng nước thải
  1. Cơ sở xả nước thải phải bảo đảm giá trị nồng độ thông số ô nhiễm trong nước thải không được vượt ngoài ngưỡng giá trị tối đa cho phép quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này. Các thông số ô nhiễm bao gồm:
    1. Các thông số ô nhiễm thuộc Bảng 1 Quy chuẩn này;
    2. Thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, loại hình sản xuất cụ thể quy
      định tại Cột 4 Phụ lục 1 Quy chuẩn này;
    3. Các thông số ô nhiễm: Bromoform, Chloroform, Clo dư trong trường hợp cơ sở xả thải (bao gồm hệ thống xử lý nước thải) có sử dụng chlorine;
    4. Thông số ô nhiễm đặc thù khác thuộc Bảng 2 Quy chuẩn này được nêu trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy phép môi trường (bao gồm Giấy phép môi trường điều chỉnh).
  2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác định thông số ô nhiễm đặc thù khác quy định tại Mục 4.1.4 Quy chuẩn này và quy định trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy phép môi trường (bao gồm Giấy phép môi trường điều chỉnh) theo các căn cứ sau:
    1. Thông tin về nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) và danh mục các thông số ô nhiễm có khả năng phát sinh (được mô tả trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp Giấy phép môi trường);
    2. Trường hợp chưa xác định được hoặc còn nghi ngờ về khả năng phát sinh thông số ô nhiễm đặc thù khác quy định tại Mục 4.1.4 Quy chuẩn này, Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tạm thời thông số ô nhiễm đặc thù đó trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy phép môi trường và yêu cầu chủ dự án, cơ sở quan trắc thông số ô nhiễm đặc thù đó trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án. Thông số ô nhiễm đặc thù này phải được quy định chính thức trong Giấy phép môi trường điều chỉnh nếu có ít nhất 01 (một) kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải cho thấy có giá trị vượt quá giá trị nồng độ tiêu chuẩn tham chiếu quy định tại Phụ lục 2 Quy chuẩn này;
    3. Kết quả phân tích mẫu nước thải của Đoàn thanh tra, kiểm tra cho thấy
      có phát sinh thông số ô nhiễm đặc thù khác mà giá trị nồng độ vượt quá giá trị tham chiếu quy định tại Phụ lục 2 Quy chuẩn này.
  3. Trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở xả nước thải:
    1. Mô tả, cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) và danh mục các thông số ô nhiễm đặc thù có khả năng phát sinh trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp Giấy phép môi trường;
    2. Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng; quy mô, công suất được nêu trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy phép môi trường dẫn tới điều chỉnh việc áp dụng giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm áp dụng quy định tại Bảng 1 Quy chuẩn này hoặc có thay đổi dẫn tới thay đổi thông số ô nhiễm đặc thù khác quy định tại Bảng 1 Quy chuẩn này thì phải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, điều chỉnh theo quy định pháp luật;
    3. Bảo đảm nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này.
  4. Việc quan trắc thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này phải được thực hiện bởi các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Tổ chức thực hiện

  1. Căn cứ Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước đối với các sông, hồ liên tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục các vùng tiếp nhận nước thải quy định tại Mục 1.3.7 Quy chuẩn này đối với các vùng nước mặt liên tỉnh
  2. . Căn cứ Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh và vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
    1. Công bố danh mục các vùng tiếp nhận nước thải quy định tại Mục 1.3.7Quy chuẩn này đối với vùng nước mặt nội tỉnh và vùng nước biển thuộc địa  bàn quản lý.
    2. . Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp theo hướng nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn so với quy định trong Quy chuẩn này.
  3. Tổng cục Môi trường và Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
  4.  Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các quốc gia thuộc Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển đối với thông số ô nhiễm không được nêu trong Quy chuẩn này
  5. Trường hợp các văn bản, quy định được viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản, quy định mới./.

Trên đây chúng tôi xin trích một số lưu ý về quy định kỹ thuật cũng như các khái niệm và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn này. Các bảng số liệu và phụ lục các bạn có thể xem thêm ở dưới đây và chi tiết nhất đầy đủ nhất của quy chuẩn này

Xem thêm: QCVN 40:2021/BTNMT: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Kết luận về quy chuẩn nước thải công nghiệp

Hệ thống thiết bị van và đường ống xử lý nước thải
Hệ thống thiết bị van và đường ống xử lý nước thải

Các bạn thân mến như vậy chúng tôi đã giới thiệu qua về nước thải công nghiệp là gì? Vì sao chúng ta cần phải xử lý nước thải công nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp mới nhất hiện nay

Trong bộ quy chuẩn nước thải mới nhất hiện nay QCVN 40:2021/BTNMT do Tổng Cục môi trường biên soạn. Đây là bộ quy chuẩn thay thế các Quy chuẩn: QCVN 25:2009/BTNMT, QCVN 28:2010/BTNMT, QCVN 29:2010/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 01-MT:2015/BTNMT, QCVN 11-MT:2015/BTNMT, QCVN 12-MT: 2015/BTNMT, QCVN 13-MT:2015/BTNMT, QCVN 60-MT:2015/BTNMT, QCVN 63:2017/BTNMT, QCVN 52:2017/BTNMT. đã ban hành trước đó

Bài viết có tham khảo trực tiếp từ bộ QCVN 40:2021/BTNMT, các thông tin khác. Bạn có thể tải bộ quy chuẩn này ở link phía trên chúng tôi đã đính kèm để có thể có được các thông tin chi tiết nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo

Tuấn Hưng Phát là đơn vị chuyên cung cấp các loại van công nghiệp, thiết bị đo, phụ kiện cho ngành nước thải công nghiệp hiện nay:

  • Van cổng inox
  • Van bướm inox
  • Van một chiều inox
  • Các loại van nước bằng nhựa
  • Đồng hồ đo lưu lượng nước thải dạng cơ
  • Đồng hồ đo nước thải điện tử
  • Van điều khiển điện dùng cho nước thải
  • Van điều khiển khí nén cho hệ thống nước thải
5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *