Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các đơn vị quản lý về môi trường. Thực tế hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phảm, ăn uống rất lớn. Từ nhu cầu các loại thực phẩm chế biến ăn nhanh đến các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh…Trên thực tế hiện nay nước thải từ chế biến thực phẩm đang là một vấn đề đáng quan tâm. Để có thể hiểu sâu hơn nữa về loại nước thải này chúng ta cùng nhau tìm hiểu dưới bài viết này các bạn nhé

Tìm hiểu chung về nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải sản xuất thực phẩm
Xử lý nước thải sản xuất thực phẩm

Nước thải ngành chế biến thực phẩm là gì?

Nước thải chế biến thực phẩm chính là nguồn nước được sử dụng cho các quy trình từ sơ chế nguyên liệu, chế biến thực phẩm đến cả quá trình vệ sinh trong các ngành nghề liên quan đến thực phẩm hoặc trong các nhà ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn nói chung, các cơ sở nhà máy chế biến thực phẩm tươi sống…. Nó bao gồm rất nhiều các loại chất khác nhau và phức tạp cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường

Chúng ta biết rằng đối với ngành chế biến thực phẩm thì lượng nước sử dụng từ khâu đầu vào đến khâu vệ sinh tốn rất nhiều nguồn nước. Nước thải từ các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống thay đổi theo độ mạnh và đặc tính. Nước thải từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có đặc điểm là BOD từ trung bình đến cao, COD cao, chất rắn hòa tan và lơ lửng cao, hàm lượng dinh dưỡng rất cao như phốt pho, nitơ, dầu mỡ nặng…Ngoài ra do nhu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm nên nước thải của ngành thực phẩm và đồ uống thường có chứa thêm nhiều dư lượng hóa chất(Do quá trình khử trùng và làm sạch), sử dụng ozone và các phương pháp tiệt trùng bằng tia cực tím. Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng các vi sinh vật cho ngành xử lý nước thải thực phẩm

Để hiểu rõ các nguồn sinh ra nước thải từ chế biến thực phẩm chúng ta tiếp tục theo dõi bài viết

Nguồn sinh ra nước thải ngành chế biến thực phẩm

  • Nước thải sinh ra từ các khâu vệ sinh làm sạch hay sơ chế nguyên vật liệu
  • Nước thải chế biến thực phẩm từ quá trình chế biến
  • Nước thải chế biến thực phẩm từ quá trình vệ sinh thiết bị
  • Nước thải từ các khu vực văn phòng, khu vệ sinh của công nhân viên
  • Bắt nguồn từ các bếp ăn, nhà ăn cho công nhân
  • Nước thải từ quá trình vệ sinh khu vực sản xuất
  • Nước thải có lẫn các loại hóa hoặc các chất khác dùng để xử lý thực phẩm
  • Nước thải từ các nhà máy đóng chai, đóng hộp thực phẩm
  • Nước thải có lẫn các hương liệu, chất phụ gia
  • Nước thải từ lò hơi, lò sấy, tháp làm mát…

Tìm hiểu về quy trình Xử lý nước thải nhà ăn, khách sạn, nhà hàng

Thành phần của nước thải ngành chế biến thực phẩm

Nước thải từ quá trình làm sạch hoa quả
Nước thải từ quá trình làm sạch hoa quả

Nhìn chung nước thải chế biến thực phẩm cũng có đa dạng thành phần của các loại chất, tùy vào quy mô, sản phẩm sản xuất hay đặc trưng của từng đơn vị mà thành phần của các chất này là khác nhau. Nhưng nói chung nó có một số loại thành phần cơ bản như sau:

  • Lượng đất, cát, bùn thải từ việc sơ chế các nguyên liệu ban đầu: Đối với sơ chế rau củ tươi sống
  • Hàm lượng Ni tơ và phốt pho
  • Chứa các loại muối có độ mặn
  • Có chứa các loại chất tạo màu
  • Thành phần có chứa các loại tinh bột
  • Chứa các loại chất hữu cơ từ động vật và thực vật: Các loại vụn thức ăn như thịt, cá, rau, củ
  • Chứa các loại Protein
  • Trong nước thải ngành chế biến thực phẩm còn có chứa nồng độ vi khuẩn, TSS, BOD cùng với COD cao.
  • Thành phần có chứa dầu mỡ chất béo của động vật và thực vật
  • Có chứa các loại hóa chất chuyên về tẩy rửa, làm sạch hoặc khử trùng
  • ….v..v

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm và đồ uống

Sử dụng các hệ thống xử lý nước thải thực phẩm
Sử dụng các hệ thống xử lý nước thải thực phẩm

Các phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện nay

Nước thải ngành chế biến thực phẩm và đồ uống nói riêng cũng như các loại nước thải công nghiệp khác. Thường hiện nay có 3 phương pháp xử lý chủ yếu được áp dụng như sau

Phương pháp xử lý nước thải thực phẩm bằng hiếu khí

Đây là một phương pháp thường rất hay sử dụng trong công nghiệp nói chung. Sử dụng phương pháp hiếu khí có nghĩa là chúng ta sử dụng chính các vi sinh vật hiếu khí trong nước thải để xử lý chính các loại chất hữu cơ có trong nước thải

Đây là phương pháp được đánh giá rất cao trong ngành thực phẩm bởi hàm lượng chất hữu cơ trong loại nước thải này rất nhiều. Nó chính là nguồn nuôi dưỡng vi sinh vật hiếu khí

Phương pháp xử lý nước thải ngành thực phẩm bằng yếm khí

Sử dụng phương pháp yếm khí hay hiếm khí, kỵ khí là sử dụng các vi sinh vật sinh học phân hủy nước thải trong điều kiện hiếm khí. Vi sinh vật thiếu khí tồn tại trong môi trường không cần cung cấp thêm khí cho nó để xử lý nước thải và có thể tạo ra các loại khí khác đặc biệt là khí ni tơ

Phương pháp xử lý nước thải thực phẩm, đồ uống bằng lọc sinh học

Ở bài viết màng lọc sinh học MBR là gì chúng tôi cũng đã có giới thiệu chi tiết về phương pháp này. Các bạn có thể đọc và theo dõi lại bài viết trong mục thông tin về Công nghệ xử lý nước thải. Xin nói qua một chút đây là phương pháp kết hợp giữa việc sử dụng các phương pháp sinh học(hiếu khí, kỵ khí) kết hợp với màng lọc MBR lọc các hạt siêu mịn và cho ra chất lượng nước thải gần đạt yêu cầu với các tiêu chuẩn đo lường cho nước thải hiện tại

Phương pháp xử lý bằng hóa chất

  • Hóa chất keo tụ  Poly Aluminium Chloride
  • Phèn nhôm sunfat: Al2(SO4)3.18H2O
  • Phèn sắt: Fe2(SO4)3.nH2O.
  • Chất keo tụ cao phân tử PAFC [Al2(OH)nCl6-n]m
  • Hóa chất khử mùi như dung dịch nước Javen, chế phẩm Odor Removal hoặc Enchoice…
  • Hóa chất khử trùng nước thải: Thường được sử dụng các loại hóa chất như Chlorine, Clo, nước Javen,…

Tùy vào quy mô của doanh nghiệp, thành phần của nước thải mà chúng ta có thể lựa chọn mô hình riêng lẻ hay kết hợp lại với nhau để tạo ra nguồn nước thải đã qua xử lý tốt nhất. Đáp ứng được yêu cầu và có thể dùng làm nguồn nước tái sử dụng cho các ứng dụng khác nhau như vệ sinh, làm mát, nước cấp lò hơi…

Quy trình các bước xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Bể xử lý nước thải thực phẩm đồ uống
Bể xử lý nước thải thực phẩm đồ uống

Một quy trình xử lý nước thải ngành thực phẩm đồ uống nói chung hiện nay được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Giai đoạn lọc thô

Đây là quy trình đầu tiên của hệ thống xử lý nước thải nói chung mà chúng tôi cũng đã nêu rất nhiều trong các bài viết về hệ thống xử lý nước thải công nghiêp

Bước đầu tiên chúng ta sử dụng các hệ thống song chắn rác, lưới chắn rác với nhiệm vụ lọc các loại rác thải, bao bì, chất thải lớn đi vào trong các hệ thống đường ống dẫn và bể chứa. Lưới lọc này sẽ giữ lại các loại rác lớn dạng thô để tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống và các loại van công nghiệp(rọ bơm, van bướm, van cổng, lọc y…)

Bước 2: Giai đoạn tách dầu mỡ

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm không thể thiếu được giai đoạn tách mỡ. Trong công nghiệp đồ uống chúng ta có thể bỏ qua bước này

  • Tách mỡ để giúp làm sạch đường ống giảm đi mùi hôi
  • Dầu mỡ có thể làm tắc đường ống nhất là trong mùa đông khi nó đóng váng và nổi lên trên bề mặt

Bước 3: Đưa nước thải vào các bể xử lý

Nước thải được tách dầu mỡ và rác thải thô sẽ được đưa vào hệ thống các loại bể chứa nước thải công nghiệp mà chúng tôi cũng đã giới thiệu qua

  • Hệ thống bể lắng: Lắng các loại chất không tan xuống đáy
  • Bể sinh học hiếu khí: Sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí xử lý nước thải
  • Bể sinh học kỵ khí: Dùng vi sinh vật kỵ khí xử lý nước thải

Bước 4: Xử lý qua hệ thống màng lọc MBR

Nước thải ngành thực phẩm và đồ uống sau khi được xử lý qua các hệ thống sinh học sẽ được đưa vào các modul màng lọc MBR giúp lọc và loại bỏ các chất rắn lơ lửng không tan cỡ nhỏ còn lại

Lúc này về cơ bản nước thải đã rất trong và gần đạt chuẩn để đưa ra ngoài môi trường. Tùy vào quy mô của hệ thống xử lý mà chúng ta lựa chọn số lượng modul màng sinh hoc

Bước 5: Xử lý bằng hóa chất trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

Đây là bước cuối cùng trước khi đưa nước thải trở về nguồn nước tiếp nhận hay để sử dụng lại vào các mục đích khác. Ở khâu này người ta thường sử dụng các loại hóa chất như Chlorine, Clo, nước Javen,…để có thể khử mùi của nước và tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút, nấm gây bệnh trước khi đưa ra môi trường

Bước 6: Xử lý bùn thải

Bùn thải được tạo ra trong quá trình xử lý nước thải, nó thường nằm ở đáy của các loại bể lắng và bể chứa nước thải ở các quy trình trên

Bùn thải của nước thải công nghiệp thực phẩm thường xử lý đơn giản và không quá phức tạp như các loại bùn thải của ngành hóa chất

Nó được xử lý bằng phương pháp nạo vét, phơi khô và đưa đi sử dụng trực tiếp cho ngành nông nghiệp như cải tạo đất, bồi đắp cho cây, sử dụng làm nguyên liệu phân bón….bởi trong bùn thải ngành thực phẩm đồ uống lượng hữu cơ vẫn đang còn và là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng

Như vậy về cơ bản các công nghệ sử dụng và các quy trình xử lý nước thải được thực hiện như chúng tôi đã nêu ở trên. Nước đầu ra(Hay còn gọi là nước thải đã qua xử lý) sau khi nghiệm thu các thông số đạt Cột B, QCVN 40-MT : 2011/BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi đưa vào hệ thống dẫn nước thải tập trung của khu công nghiệp và đưa ra nguồn nước mặt tiếp nhận hay được sử dụng để tiếp tục vào việc khác

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Xử lý nước thải chế biến thực phẩm, đồ uống công nghiệp mà hiện nay đang được áp dụng trong các đơn vị xử lý nước thải

Nước thải công nghiệp nói chung hay nước thải của ngành chế biến thực phẩm ở mô hình công nghiệp đều bắt buộc phải xây dựng cho mình một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mới được phép đưa ra môi trường.

Nghiêm cấm mọi hình thức xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, chúng ta không chỉ là mô hình công nghiệp mà ngay cả sinh hoạt cá nhân, gia đình hay bất kỳ hoạt động xã hội nào cũng nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch của chúng ta các bạn nhé

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline trên Website hoặc thông tin Email

Nhận báo giá nhanh các loại van công nghiệp, đồng hồ đo lưu lượng nước thải cho các đơn vị nhà thầu, nhà máy có nhu cầu sử dụng. Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm

Tuấn Hưng Phát với gần 15 năm phân phối và cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Là niềm tin của mọi công trình và khách hàng. Rất hân hạnh được đồng hành cùng khách hàng!

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *