Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp là gì? Để xử lý nước thải hiệu quả ở các khu công nghiệp cần áp dụng những phương pháp nào? Sơ đồ tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải công nghiệp như thế nào? Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu qua về nước thải công nghiệp, ở bài viết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các quy trình xử lý nước thải công nghiệp trong thực tế như thế nào các bạn nhé. Nào chúng ta bắt đầu tìm hiểu dưới bài viết

Tổng quan về quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là gì?

Ở bài viết về nước thải công nghiệp là gì chúng tôi cũng đã giới thiệu qua cho bạn đọc biết về khái niệm nước thải công nghiệp là gì rồi phải không ạ. Cùng ôn lại một chút kiến thức các bạn nhé:
Nước thải công nghiệp chính là nước thải được sử dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Tất cả các lĩnh vực được quy định là sản xuất công nghiệp thì khi nước thải thải ra đều được gọi chung là nước thải công nghiệp

Đặc điểm cơ bản của nước thải công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tạo ra nước thải
Sản xuất công nghiệp tạo ra nước thải

Nước thải công nghiệp về cơ bản đặc điểm chung của nó là có nhiều các loại hợp chất phức tạp do tính chất đa dạng về ngành nghề trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có thể kể đến như sau:

  • Nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất: Bao gồm cả các loại ô nhiễm thông thường(Bụi, cát, chất bẩn) đến các loại chất độc hại(Dung môi, kim loại nặng) và cũng có thêm cả chất dinh dưỡng
  • Nước thải công nghiệp không tham gia vào quy trình sản xuất: Nước xả đáy, nước làm mát động cơ, làm nguội thì vấn đề ở đây là ô nhiễm nhiệt độ(Nhiệt độ nước tăng cao) và cũng có thể có thêm các loại chất ô nhiễm khác
  • Nước thải từ việc thoát nước ra ở các khu công nghiệp: Được tạo ra ở đa số các ngành sản xuất, hoạt động trong công nghiệp

Xử lý nước thải công nghiệp là gì?

Xử lý nước thải công nghiệp chính là quá trình xử lý từ khâu nước thải ra ban đầu ở quá trình hoạt động sản xuất đến khi đưa nguồn nước tái sử dụng hoặc đưa ra môi trường tự nhiên ở nguồn nước tiếp nhận(nguồn nước mặt)

Ở một số đơn vị sản xuất hiện nay có quy trình xử lý nước thải khép kín. Được xây dựng và vận hành cơ bản để có thể xử lý trực tiếp nước thải mà mình sử dụng

Đối với một số đơn vị ngành nghề đặc thù như lọc hóa dầu, hóa chất, thực phẩm đều phải có phương tiện xử lý thu gom các loại chất thải độc hại này cho các đơn vị xử lý nước thải tập trung.

Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp

Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp
Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp

Trong tất cả các ngành nghề công nghiệp hiện nay đặc biệt là các ngành nghề như hóa chất, luyện kim, dệt may…trong nước thải có lẫn rất nhiều các loại chất gây hại và nguy hiểm cho môi trường và con người. Chính vì thế nhà nước ta đã ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp bắt buộc các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp phải tuân thủ và áp dụng, đồng thời giao cho các cơ quan đơn vị môi trường cấp tỉnh, cấp cơ sở giám sát và theo dõi chặt chẽ

Đối tượng áp dụng

  • Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng.
  • Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Một số khái niệm giải thích thuật ngữ

  • Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
  • Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.

Các tiêu chuẩn quốc gia về nước thải được áp dụng

Tiêu chuẩn về lấy mẫu

  • TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
  • TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
  • TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

Các tiêu chuẩn về xác định thông số ô nhiễm trong nước thải

  • TCVN 4557:1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ
  • TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước – Xác định pH
  • TCVN 6185:2008 – Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định màu sắc
  • TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea
  • TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng
  • TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD)
  • TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh
  • TCVN 6626:2000 Chất lượng nước – Xác định asen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydro)
  • TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) Chất lượng nước – Xác định thuỷ ngân
  • TCVN 6193:1996 Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
  • TCVN 6222:2008 Chất lượng nước – Xác định crom – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
  • TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – diphenylcacbazid
  • TCVN 6002:1995 Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang dùng formaldoxim
  • TCVN 6177:1996 Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin
  • TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng nước- Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng ( ICP-OES)
  • TCVN 6181:1996 (ISO 6703 -1:1984) Chất lượng nước – Xác định xianua tổng
  • TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304 -1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan
  • TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990) Chất lượng nước – Xác định chỉ số phenol – Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất
  • TCVN 6199-1:1995 (ISO 8165/1:1992) Chất lượng nước- Xác định các phenol đơn hoá trị lựa chọn. Phần 1: Phương pháp sắc ký khí sau khi làm giàu bằng chiết
  • TCVN 5070:1995 Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
  • TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại
  • TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước-Xác định sunfua hoà tan- Phương pháp đo quang dùng metylen xanh
  • TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ
  • TCVN 6620:2000 Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp điện thế
  • TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda
  • TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước – Xác định phôt pho – Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat
  • TCVN 8775:2011 Chất lượng nước – Xác định coliform tổng số – Kỹ thuật màng lọc
  • TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng
  • TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308 -2:1990(E)) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định. Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất)
  • TCVN 6225-3:2011 (ISO 7393-3:1990) Chất lượng nước – Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số
  • TCVN 7876:2008 Nước – Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ – Phương pháp sắc ký khí chiết lỏng-lỏng
  • TCVN 8062:2009 Xác định hợp chất phospho hữu cơ bằng sắc ký khí – Kỹ thuật cột mao quản
  • TCVN 6053:2011 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn – Phương pháp nguồn dày
  • TCVN 6219:2011 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn.

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp hiện nay

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Quy trình xử lý sơ cấp

Là quy trình đầu tiên của quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Đây là quá trình xử lý nước thải ban đầu, xử lý các loại rác thải, cặn lớn, chất hữu cơ với việc sử dụng các loại song chắn rác, lọc rác thô, lọc y…cùng với đó là xây hệ thống các bể chứa và bể lắng. Bao gồm có:

Song chắn rác

Nước thải công nghiệp đầu vào có thể loại bỏ các loại rác thải lớn, túi nilong, vỏ cây, tạp chất…giúp cho các loại van công nghiệp, máy bơm, rọ bơm không bị rác thải làm ảnh hưởng

Với nước thải công nghiệp có thể sử dụng thêm các loại lưới inox, lọc y inox, rọ bơm có lưới inox bên ngoài để đảm bảo rác không lẫn vào hệ thống đường ống và các bể chứa. Loại bỏ ngay từ ban đầu các rác thải cỡ lớn

Bể lắng cát

Đây là dạng bể đưa nước thải vào và lắng cặn các loại hạt rắn, cát, đất. Chủ yếu bể này đảm nhận nhiệm vụ lắng cặn lại đảm bảo cho hệ thống máy bơm và đường ống không bị tắc nghẽn. Các loại hạt rắn và cát trong khi đưa vào bể lắng này sẽ lắng xuống đáy của bể và nước thải ở phía trên sẽ được dẫn tiếp sang giai đoạn tiếp theo

Tuyển nổi 1

Cũng là quá trình xử lý các loại hạt rắn lơ lửng và các hạt cỡ nhỏ không tan trong nước thải. Quá trình này được sục vào khí Ozone. Khí sục tạo thành bọt liên kết với các hạt. Quá trình này sẽ vớt bọt có lẫn các hạt mịn

Bể lắng 1

Là công đoạn xử lý tiếp các loại chất không tan. Các hạt rắn, cát, rác đã được xử lý ở trên, ở đây chỉ còn có các hạt mịn mà chủ yếu là chất hữu cơ không tan được trong nước thải công nghiệp.

Quy trình xử lý sinh học trong điều kiện kỵ khí

Là quá trình xử lý sinh học không có khí oxy. Ở quá trình này các loại chất hữu cơ có thể bị phân hủy bởi các loại vi sinh vật. Trong quá trình phân hủy tạo thành các loại khí như Mê tan, Cacbonic

Trong các bể xử lý sinh học kỵ khí được xây dựng bằng bê tông cốt thép bịt kín, nước thải đưa vào trong các hệ thống này từ 10h – 20h tùy thuộc vào lưu lượng và hàm lượng các chất có trong nước thải. Sử dụng nguồn vi sinh vật có sẵn trong nước thải ở điều kiện thiếu oxy sẽ giúp phân hủy và hiệu xuất xử lý COD lên đến trên 65%

Quy trình xử lý phân hủy bằng Ozone

Là một quy trình mới hiện nay, khí ozone đưa vào là khí có tính chất oxy hóa mạnh nhất hiện nay. Nhờ vào tính chất của nó nên nó có thể khử màu, khử mùi, khử trùng một cách có hiệu quả nhất

Đối với các loại nước thải có các thành phần chất thải nguy hiểm như thuốc bảo vệ thực vât, thuốc trừ sâu rất khó để xử lý bằng các phương pháp thông thường. Chỉ có thể xử lý bằng ozone là tối ưu nhất

Quá trình phân hủy bằng phương pháp này giảm 90% COD, BOD, giảm trên 95% chỉ số Coliform

Quy trình tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp

Sau các quá trình trên nước thải tiếp tục được đưa qua quá trình tuyển nối thứ cấp và lắng thứ cấp theo tiêu chuẩn của nước thải công nghiệp TCV 5945:2005 cộtàA-COD

Quá trình này giúp loại bỏ hoàn toàn các loại chất thải và hạt rắn cỡ nhỏ. Ngoài ra nó cũng loại bỏ các chất hữu cơ còn sót lại ở các quá trình trên trước khi đưa nước thải ra hệ thống tiếp nhận nước thải cũng như đưa nước thải đã qua xử lý vào sử dụng

Quy trình xử lý và tái sử dụng các loại bùn thải

Bùn thải là loại chất được sinh ra ở các bể lắng trong quá trình tuyển nổi và lắng. Nó được tích tụ ở các bể chứa và được đưa ra ngoài bằng hệ thống bơm bùn

Ở công đoạn này bùn thải vẫn cần được xử lý thật kỹ trước khi đưa ra ngoài môi trường sử dụng. Bởi trong bùn thải có chứa nhiều các loại chất hữu cơ, vô cơ, kim loại và các loại chất thải gây hại

Việc phân loại bùn thải được chia ra làm hai loại là bùn thải không gây hại và bùn thải gây hại. Đối với bùn thải không gây hại chúng ta có thể xử lý ngay và đưa ra làm phân bón, đắp vào cây. Đối với bùn thải công nghiệp có chứa hóa chất, kim loại cần phải có quy trình xử lý triệt để trước khi đưa ra ngoài môi trường. Việc xử lý bùn thải cũng phải theo quy định và xây dựng một hệ thống bùn thải để xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường

Chi phí xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải qua xử lý đưa ra nguồn tiếp nhận
Nước thải qua xử lý đưa ra nguồn tiếp nhận

Chi phí xử lý nước thải công nghiệp là một vấn đề các đơn vị sản xuất, kinh doanh quan tâm khi xây dựng cho mình một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

Đây cũng là vấn đề quan tâm của các đơn vị xử lý nước thải nhằm báo giá đơn giá xử lý nước thải cho các đơn vị có nhu cầu. Việc tính toán chi phí xử lý nước thải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

  • Chất lượng ban đầu của nước thải công nghiệp: Mỗi đơn vị sản xuất, nhà máy, ngành nghề khác nhau thì nước thải đầu vào lại khác nhau. Ví dụ đơn giá của hệ thống nước thải giấy, sản xuất giấy thường khác và hệ thống xử lý khác so với các đơn vị sản xuất kim loại, luyện kim, sắt thép…
  • Chi phí cho các thiết bị xử lý nước thải là khác nhau: Hệ thống tự động, Van công nghiệp(Van cổng inox, van bướm inox, lọc y Inox, rọ bơm inox…) xuất xứ khác nhau đơn giá sẽ khác nhau
  • Lưu lượng nước thải xử lý: Đơn vị có lưu lượng xử lý nhiều đơn giá và hệ thống sẽ lớn hơn đơn vị có lưu lượng nhỏ
  • Thành phần trong nước thải công nghiêp
  • Công nghệ sử dụng trong hệ thống nước thải

Và còn một số yếu tố khác như địa điểm, khu vực, con người cũng tác động lên đơn giá xử lý nước thải công nghiệp

Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi giới thiệu về quy trình xử lý nước thải công nghiệp hiện nay. Nước thải công nghiệp là vấn đề sống còn đối với môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái cũng như con người. Song song với việc phát triển về công nghiệp cũng là vấn đề ảnh hưởng tới môi trường và con người

Vấn đề xử lý nước thải công nghiệp đang được đặc biệt quan tâm và là trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quản quản lý cũng như toàn xã hội để đất nước vẫn phát triển mà môi trường vẫn trong lành, bảo vệ hệ sinh thái. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết

5/5 - (10 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *