Nước thải công nghiệp là dạng nước thải được sinh ra từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp từ nhà máy xử lý nước thải đầu tiên có đấu nối nước thải cơ sở công nghiệp. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, sông, suối, khe, rạch, ao, đầm…vùng nước ven bờ có mục đích sử dụng. Mời bạn đọc xem trọn bài viết về hiểu hết về nước thải công nghiệp trong môi trường cũng như các phương pháp xử lý tốt nhất.
Nước thải công nghiệp gồm những loại nào
Nhìn chung nước thải công nghiệp có rất nhiều loại, như phần khái niệm chúng ta đã biết bất kể một loại nước thải nào sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp đều là nước thải công nghiệp. Nhưng hiện nay người ta phân biệt nước thải theo hai dạng cụ thể như sau:
- Nước thải công nghiệp loại bẩn: Là dạng nước thải được sinh ra từ hoạt động sản xuất sản phẩm, sửa chữa xúc rửa các loại máy móc thiết bị….đây là loại nước thải có chứa nhiều chất độc, chất bẩn và các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe của con người
- Nước thải công nghiệp loại không bẩn: Là dạng nước thải được sinh ra trong quá trình làm nguội quy trình sản xuất, giải nhiệt cho các thiết bị, làm lạnh cho hệ thống, không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Chính vì thế đây là loại nước thải được ngầm hiểu là nước thải sạch
Thành phần của nước thải công nghiệp
- BOD trong nước thải: BOD là tên viết tắt của cụm từ Biochemical Oxygen Demand hay còn được gọi là nhu cầu oxy sinh hóa. BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Khi BOD được xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá. Do đó, trước khi xả nước thải cần phải xử lý nước thải, làm giảm BOD. (BOD trong nước của hộ gia đình thường là 200mg/ L) nếu không có thể nguy hại cho môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người
- Tổng lượng chất rắn hòa tan:TDS là viết tắt của Total Bisolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan. Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước. Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước. Nó bao gồm khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước…
- Tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải: Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) là các dạng hạt rắn có lẫn trong nước thải công nghiệp có kích thước và khối lượng. Khi các loại chất rắn này thải vào môi trường có thể gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới các loại động vật sống trong môi trường như cá, tôm…
- Mầm bệnh: Trong nước thải công nghiệp ngoài các loại chúng tôi đã kể ở trên thì nó còn mang theo các loại mầm bệnh, vi rút, vi khuẩn có hại cho sức khỏe của con người và sinh vật sống
- Chất dinh dưỡng: Rất hay đúng không ạ, trong thành phần của nước thải công nghiệp cũng có cả các loại chất dinh dưỡng
Nói tóm lại các thành phần trong nước thải công nghiệp thì có đến 95% là nước, 5% là các chất khác có lẫn trong đó có thể kể đến như các loại chất vô cơ, các loại chất hữu cơ, các loại hóa chất độc hại, các loại vi rút, vi khuẩn và mầm bệnh
Nguồn gốc của nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp nguồn gốc tên gọi của nó được sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Ở đây nước thải công nghiệp đươc sinh ra trong các hoạt động sản xuất phổ biến như sau:
- Nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất các của các nhà máy dệt sợi, sản xuất sợi và may mặc: Trong quá trình này có nhiều quy trình như tẩy, nhuộm liên quan đến hóa chất nên đây là một trong số loại nước thải rất khó để xử lý triệt để
- Nước thải được sinh ra ở các nhà máy bia, rượu, nước giải khát, đồ uống….
- Nước thải được sinh ra trong các nhà máy sản xuất hóa chất: Đây cũng là một dạng nước thải công nghiệp nguy hiểm
- Các cơ sở sản xuất sơn, phun sơn
- Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi: Lợn, gà, cá….
- Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy hải sản
- Nước thải ở các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản
- Được sinh ra trong các nhà máy luyện kim, chế tạo kim loại, sản xuất máy móc phụ tùng: Đây cũng là dạng nước thải trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên có rất nhiều kim loại nặng
- Nước thải ở các cụm xử lý nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung
- …..và còn rất nhiều dạng nước thải ở các nhà máy chế biến khác nữa
Các loại nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay
Nước thải từ nhà máy sản xuất Pin
Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất Pin sử dụng trong công nghiệp và cuộc sống của chúng ta hàng ngày thải ra rất nhiều nước thải công nghiệp. Chúng ta có thể kể đến như các loại pin tiểu, pin năng lượng, pin dùng cho xe máy, xe đạp, ô tô….Các chất thải có trong quá trình sản xuất lẫn vào trong nước thải công nghiệp như Xyanua, đồng, chì, coban, thủy ngân, crom, niken, dầu mỡ…không được xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây ra nhiều nguy hại cho con người và động vật nếu tiếp xúc nhiều với những loại chất này
Nước thải từ khu xử lý chất thải tập trung
Các khu xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp hay các khu xử lý nước thải ở bên ngoài mà các cơ sở sản xuất mang đến. Ví dụ các nhà máy sản xuất sẽ mang nước thải đến các khu xử lý tập trung này để xử lý nước thải thay vì xử lý tại nơi sản xuất. Các cơ sở xử lý nước thải này sẽ nhận rất nhiều nguồn xử lý nước thải khác nhau để tập trung xử lý trước khi đưa nước thải sử lý vào môi trường tự nhiên. Ở các khu xử lý này tập trung đa dạng về các loại chất thải từ nguy hiểm độc hại đến các loại nước thải thông thường.
Nước thải từ sản xuất hóa chất
Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất liên quan đến hóa chất hiện nay được chia làm hai dạng như sau:
- Các cơ sở sản xuất hóa chất hữu cơ: Có thể có nhiều dạng khác nhau tùy vào từng nhà máy và loại thành phẩm sản xuất chẳng hạn như dạng khối, nhựa, thuốc trừ sâu, sợi tổng hợp. Trong các thành phần này có chứa các loại chất hóa học như Benzen, clorofom, phenol, Vinyl clorua…ngoài ra nó còn có thể chứa một số loại kim loại nặng cơ bản như Crom, đồng, chì, kẽm, niken…
- Các nhà máy sản xuất hóa chất vô cơ: Các nhà máy sản xuất liên quan đến hóa chất vô cơ có sử dụng một số loại hóa chất như Canxi cacbua, acid hydroflouric, Kali, hàn the…các loại nước thải ở các cơ sở, nhà máy sản xuất thường đi kèm theo một số loại như Crom, đồng, chì, thủy ngân, kẽm, niken
Nước thải từ nhà máy nhiệt điện
Đa phần các nhà máy nhiệt điện hiện nay đều sử dụng các dạng nguyên liệu hóa thạch mà ở đây chủ yếu là than đá. Trong nước thải của các nhà máy nhiệt điện thường có chứa nhiều các loại chất như chì, thủy ngân, cadimi, crom, asen, selen…
Ở các nhà máy nhiệt điện quy trình xử lý nước thải
Nước thải từ công nghiệp chế biến thực phẩm
Nước thải loại này là dạng nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất và chế biến các loại thực phẩm tươi sống, chế biến thức ăn. Các quy trình sản xuất thực phẩm cần một lượng nước đưa vào tương đối lớn để có thể rửa sạch các loại thành phẩm
Trong các loại nước thải công nghiệp này thường có chứa nhiều các loại chất hữu cơ thực vật, muối, hương liệu, axit, kiềm. Ngoài ra nó cũng có thể chứa một lượng lớn chất béo, dầu, mỡ. Các dạng mỡ trong quá trình chế biến thực phẩm nếu không được xử lý kỹ có thể gây tắc nghẽn đường ống thoát nước
Nước thải từ nhà máy sản xuất thép, gia công kim loại
Sản xuất thép, gia công kim loại nguyên liệu thô ban đầu là các dạng quặng sắt. Trong quá trình này thường sử dụng các loại phản ứng mạnh trong lò cao, ngoài ra còn sử dụng nước để làm mát và làm nguội thành phẩm trong quá trình sản xuất, trong nước thải dạng này thường có nhiều các loại như Xyanua, amoniac, benzen, phenol…
Các ngành gia công kim loại như sản xuất khung thép, ô tô, xe máy, dụng cụ kim loại thì nước thải sinh ra trong các quá trình này là các dạng kim loại nặng phổ biến như Đồng, chì, crom, kẽm, bạc, xyanua….
Nước thải từ công nghiệp hạt nhân
Nước thải từ ngành công nghiệp hạt nhân và hóa chất phóng xạ được gọi chung là chất thải phóng xạ. Chất thải phóng xạ được tạo ra trong quá trình xử lý sản xuất năng lượng, chế tạo vũ khí, động cơ, nghiên cứu, y học…
Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm với tất cả sinh vật và môi trường, và được kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Chất phóng xạ phân rã dần theo thời gian nên chất thải phóng xạ cần phải được cô lập và chứa trong các cơ sở xử lý phù hợp trong thời gian đủ dài cho đến khi hết nguy hiểm. Khoảng thời gian đó phụ thuộc vào loại chất thải và các đồng vị phóng xạ. Hiện nay, những phương pháp quản lý chất thải phóng xạ là cách ly và trữ chất thải ngắn hạn, trữ gần bề mặt cho chất thải cấp thấp và một số chất thải trung gian, và chôn sâu hay phân chia / chuyển hóa đối với chất thải cấp cao.
Nước thải từ quá trình khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản như Crom, than đá, quặng sắt trong quá trình này thường tạo ra các loại nước thải là bùn có chứa các hạt. Ngoài ra còn có quá trình rửa nguyên liệu thô thu được trong quá trình khai thác hay lượng nước mưa sinh ra từ các bề mặt lộ thiên.
Nước thải ở các khu khai thác này chắc chắn ô nhiễm vì bản thân nó có chứa các thành phần của khoáng chất có trong nó. Các chất nguy hại hay kim loại nặng cũng thường có lẫn trong quá trình tạo ra nước thải loại này
Nước thải từ quá trình khai thác dầu khí
Các hoạt động từ thăm dò, khai thác, tinh chế, xử lý và vận chuyển được gọi chung là quá trình khai thác dầu khí. Ở tất cả các công đoạn của quá trình này có tạo ra các loại nước thải công nghiệp. Trong nước thải của ngành khai thác và chế biến dầu mỏ thường có các loại thành phần như Asen, Cadmium, Crom, thủy ngân, chì, hóa chất hữu cơ, chất rắn…Ngoài ra các giàn khoan ngoài biển cũng xả ra các loại rác thải sinh hoạt, rác thải vệ sinh. Trong quá trình khai thác giàn khoan cũng tạo ra các loại bùn có nhiều thành phần kể trên
Nước thải từ sản xuất dược phẩm
Cũng giống như các ngành sản xuất thực phẩm thì trong quá trình sản xuất dược phẩm lượng nước sử dụng và thải ra ngoài môi trường cũng tương đối lớn. Nó bao gồm các loại dung môi, axit đã qua xử lý, nước từ các phản ứng hóa học, nước rửa sản phẩm, hơi nước ngưng tụ, nước vệ sinh hệ thống và thiết bị sử dụng. Các loại thành phần chất thải trong quá trình sản xuất dược phẩm tạo ra gồm có Axeton, amoniac, Benzen, cloroform, Metylen clorua, metanol, phenol…
Nước thải từ ngành công nghiệp giấy và bột giấy
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy tạo ra chất rắn lơ lửng và BOD rất cao. Trong quá trình sản xuất bắt đầu từ nguyên liệu thô đến thành phẩm thì quá trình tẩy trắng sử dụng nhiều nước và cũng thải ra môi trường nhiều loại nước thải.
Nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm công nghiệp
Nước thải trong quá trình dệt, nhuộm, xử lý nguyên liệu hay thành phẩm là quá trình sử dụng nước để xử lý sản phẩm. Hiện nay thực tế chúng ta đã biết rằng ngành may mặc Việt Nam là một trong số những ngành công nghiệp chủ lực và mũi nhọn của nền kinh tế. Chính vì vậy việc nước thải của ngành công nghiệp này cũng chiếm một phần rất lớn trong công nghiệp
Nước thải trong ngành dệt nhuộm bao gồm có các chất ô nhiễm chính như Glucozo, axit, Polyvinyl alcol, nhựa, chất béo, sáp, NaOH, các loại chất tạo màu…
Về cơ bản nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ tương đối cao, độ màu lớn, BOD và COD cao. Ngoài ra nó còn có chứa các chất độc hại, có thêm các kim loại nặng nếu không xử lý tốt gây ảnh hưởng cho môi trường và con người
Nước thải từ dầu công nghiệp
Các ứng dụng công nghiệp mà dầu đi vào dòng nước thải có thể bao gồm các bể rửa xe, nhà xưởng, kho chứa nhiên liệu, đầu mối giao thông và phát điện. Thông thường nước thải được xả vào hệ thống cống rãnh địa phương hoặc hệ thống chất thải thương mại và phải đáp ứng các thông số kỹ thuật về môi trường của địa phương. Các chất gây ô nhiễm điển hình có thể bao gồm dung môi, chất tẩy rửa, sạn, chất bôi trơn và hydrocacbon.
Một số tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp
Theo quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp được quy định rõ ràng QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn
- Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- Nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị và khu dân cư tập trung không thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này và được quy định tại Quy chuẩn riêng.
- Nước thải chăn nuôi không thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này và được quy định tại Quy chuẩn riêng.
- Nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi khi nhập cùng nước thải công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp thì được quản lý như nước thải công nghiệp tại Quy chuẩn này.
- Nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị, khu dân cư tập trung khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung phải đáp ứng quy định của khu đô
thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của chính quyền địa phương. - Nước thải công nghiệp của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp phải đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Nước làm mát không thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này
Xem thêm: Quy chuẩn quốc gia về Nước thải công nghiệp: 20210708 QCVN Nuoc thai cong nghiep
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp hiện nay được xử lý qua 5 quy trình như sau:
Công đoạn xử lý sơ cấp
Xử lý sơ cấp là giai đoạn xử lý nước thải công nghiệp đầu tiên, quá trình này tiếp nhận nước thải ban đầu xả ra, đây là quá trình xử lý thô sử dụng song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có lẫn trong nước thải như vỏ cây, vỏ nilong, túi rác. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại lọc thô, chắn rác inox để loại bỏ các loại rác lớn và tạp chất
Tiếp theo sử dụng các loại bể lắng lớn bằng cát để lọc thô nước thải, sau đó nước thải chuyển qua giai đoạn tuyển nổi I để xử lý các loại chất lơ lửng và lắng bùn cặn
Sau đó nó được chuyển qua bể lắng I để tách lắng các chất bẩn không hòa tan ra khỏi nước.
Công đoạn xử lý phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí
Đây là quá trình sử lý nước thải trong điều kiện không có oxy, vi sinh vật bị phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng riêng nhẹ
Các loại vi khuẩn tạo men axit biến đổi các chất hữu cơ đơn giản nhanh thành axit hữu cơ
Trong quá trình này hiệu suất xử lý COD giảm đi khoảng 60-65%
Công đoạn xử lý phân hủy bằng OZone
Ozone sử dụng trong giai đoạn này là một chất có tính oxy hóa rất mạnh. Trong quá trình này Ozone có thể khử được màu, khử mùi, khử trùng một cách hiệu quả. Nước thải công nghiệp trải qua quá trình này giảm được 90% COD, BOD, SS…nước thải sẽ không còn màu, không còn mùi khó chịu và không phát sinh sản phẩm thứ cấp độc hại
Công đoạn tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp
Nước thải công nghiệp sau khi trải qua các công đoạn trên thì vẫn chưa đạt 100% tiêu chuẩn để xả ra ngoài môi trường tự nhiên. Vì vậy nó cần được đưa qua bể nổi thứ cấp và lắng thứ cấp. Sau khi đi qua quá trình này nước thải coi như đã là sạch 100% và được đấu nối vào các tuyến để đưa ra môi trường đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định
Công đoạn xử lý và tái sử dụng bùn thải
Bùn thải trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp là một phần của toàn bộ quá trình. Lượng bùn lắng ở các bể sẽ được hút bằng máy bơm và đưa ra ngoài. Bùn này sau đó được tách riêng các chất hữu cơ và vô cơ bằng phương pháp thủy lực. Chất vô cơ nặng sẽ lắng xuống dưới, chất hữu cơ tách riêng để sử dụng sản xuất làm phân bón, cải tạo đất
Chất vô cơ nặng sẽ được tách tiếp từng loại hợp chất kim loại hoặc cũng có thể được chôn lấp theo phương pháp an toàn
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi về nước thải công nghiệp là gì? Thành phần của nước thải công nghiệp như thế nào? Các loại nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay. Chúng tôi cũng trình bày qua về một số phương pháp và công đoạn xử lý nước thải công nghiệp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua. Mọi ý kiến đóng góp và tìm hiểu thêm vui lòng Email cho chúng tôi hoặc holine các bạn nhé
Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viêt tiếp theo
Có thể bạn quan tâm: Đồng hồ đo lưu lượng nước thải điện tử