Các loại bể lắng trong xử lý nước thải

Bể lắng là gì? Các loại bể lắng. Bể lắng là một khái niệm quen thuộc trong các ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nhưng các bạn có biết bể lắng là gì không? Hiện nay có những loại bể lắng nào trong xử lý nước thải. Hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu các kiến thức này các bạn nhé. Nào chúng ta cùng bắt đầu

Tìm hiểu chung về bể lắng nước thải

Bể lắng nước thải là gì

Bể lắng nước thải là một công trình nằm trong hệ thống xử lý nước thải. Nó được xây dựng nhằm mục đích lưu trữ nước thải trong một thời gian nhất định để giúp cho các chất lơ lửng, lắng cặn trong nước thải dưới tác dụng của trọng lực sẽ được lắng xuống đáy của bể. Chất thải lắng xuống đáy bể chúng ta thường hay gọi nó là bùn thải

Bể lắng nước thải thường được xây dựng trong các nhà máy xử lý nước, khu xử lý nước thải nội bộ của các nhà máy, khu xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Nó được thiết kế theo các hình dạng khác nhau tùy vào nước thải xử lý và lưu lượng nước thải xử lý. Trong một hệ thống xử lý nước thải thì các bể lắng đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được ở tất cả các đơn vị hay nhà máy xử lý nước thải nói chung hiện nay

Bể lắng xử lý nước thải được sử dụng làm gì?

Hệ thống bể lắng xử lý nước thải
Hệ thống bể lắng xử lý nước thải

Ở phần khái niệm chúng ta đã biết được khái niệm về bể lắng và bạn cũng đã có thể hình dung được phần nào đó công dụng của bể lắng nước thải rồi đúng không nào. Để có thể hình dung bao quát hơn nữa thì chúng tôi xin đưa ra một số ý làm rõ cho câu hỏi này như sau:

  • Sử dụng để chứa nước thải ngay từ đầu vào để bắt đầu quá trình xử lý nước thải
  • Bể lắng nước thải được sử dụng để lắng các loại cát, sỏi
  • Được sử dụng để loại bỏ các loại chất hữu cơ có lẫn trong nước thải
  • Tạo bông cặn ở quá trình keo tụ tạo bông: Dây là một trong số các bước xử lý nước thải, quá trình này giúp liên kết và đẩy nhanh quá trình lắng cặn của các loại chất trong nước thải
  • Sử dụng để lắng nén mà ở đây thường là lắng bùn thải, việc lắng bùn thải giúp nó giảm được lượng nước trong bùn giúp cô đặc và làm bùn thải nhanh khô hơn

Có thể bạn quan tâm: Van bướm dùng cho hệ thống nước thải

Các loại bể lắng xử lý nước thải hiện nay

Bể lắng ngang

Bể lắng ngang
Bể lắng ngang

Bể lắng ngang là gì?

Là dạng bể lắng được sử dụng nhiều nhất trong xử lý nước thải hiện nay. Đây là dạng bể lắng được xây dựng theo hình chữ nhật với hai ngăn chứa hoặc nhiều ngắn chứa được phân chia theo chiều ngang của bể

Bể lắng ngang là dạng bể được sử dụng với lưu lượng nước thải đi qua lớn. Tùy theo lưu lượng nước thải xử lý mà người ta tính toán việc xây dựng bể theo kích thước chiều dài và chiều rộng là khác nhau

Thông thường hiện nay người ta xây dựng bể lắng ngang với độ sâu từ 2 mét – 3.5 mét với kích thước chiều dài được tính toán dựa vào thông số chiều dài gấp 10 lần độ sâu dao động 20 mét đến 35 mét và chiều rộng được thiết kế trong khoảng từ 3 mét đến 6 mét. Với các bể ngang này người ta sẽ phân chia các vách ngăn từ hai ngăn trở lên hoặc nhiều ngăn, với khoảng cách giữa các vách ngăn rộng từ 1 mét đến 2 mét

Nguyên lý làm việc của bể lắng ngang

Cấu tạo của bể lắng ngang
Cấu tạo của bể lắng ngang

Bể lắng ngang hoạt động theo nguyên lý nước trong bể sẽ chuyển động từ đầu này tới đầu kia của bể bằng việc xây dựng độ dốc từ thiết kế ban đầu để đạt được điều này. Các hạt phân tử trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với vận tốc xác định từ khoảng 0,2-0,3 m/s. Dưới tác dụng của trọng lực, vận tốc của hạt phân tử này thay đổi lên mức 0,5m/s. Nó sẽ được giữ lai ở đáy khi va vào các tấm chắn

Ưu điểm của bể lắng ngang

  • Như vậy, bể lắng ngang có thể lắng được những hạt mà quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó với thời gian lắng từ 1 tới 3 giờ.
  • Hiệu quả đạt được khi nước thải đi qua ở bể này đạt tới 60% lượng lắng cặn trong nước thải
  • Việc xây dựng hệ thống bể lắng ngang tương đối đơn giản và thời gian thi công nhanh chóng
  • Chi phí lắp đặt, vận hành và bảo trì thấp

Nhược điểm của bể lắng ngang

  • Thời gian lắng các loại hạt rắn, chất hưu cơ tương đối lâu
  • Cần một diện tích xây dựng ở cả chiều dài và chiều rộng tương đối lớn
  • Mức độ xử lý không triệt để như dạng bể lắng ly tâm

Bể lắng dạng đứng

Bể lắng dạng đứng
Bể lắng dạng đứng

Bể lắng dạng đứng là gì?

Bể lắng dạng đứng cũng được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải hiện nay. Bể lắng dạng đứng như tên gọi của nó là dạng bể được xây dựng hình trụ với đáy của bể được vát lại như một hình chóp. Nó được thiết kế xây dựng theo chất liệu bê tông cốt thép và được phủ bên ngoài một lớp sơn để chống bám dính và hiện tượng ăn mòn

Bể lắng đứng được thiết kế theo công thức đường kính của bể không vượt quá 3 lần chiều sâu của lưu chất. Việc thi công bể lắng dạng đứng cũng tương đối nhanh và đơn giản, không gian diện tích xây dựng nhỏ hơn nhiều so với bể lắng ngang

Nguyên lý hoạt động của bể lắng dạng đứng

Nước thải theo máng chảy vào ống trung tâm. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào thành bể và chuyển động đi lên, các hạt cặn rơi xuống đáy bể vào hố thu cặn. Nước sau khi lắng tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn qua công trình tiếp theo.

Ưu điểm của bể lắng dạng đứng

  • Việc bể lắng đứng có diện tích nhỏ nên việc xử lý nước thải ở các cấp nhỏ hơn so với dạng bể lắng ngang.
  • Thiết kế linh hoạt, gọn nhẹ thích hợp với các hệ thống xử lý nước thải lưu lượng thấp
  • Thời gian xây dựng nhanh và đưa vào sử dụng nhanh

Nhược điểm của bể lắng dạng đứng

  • Hiệu suất nó mang lại cũng thấp hơn các loại bể lắng ngang khoảng 10% đến 20%
  • Không thích hợp cho lưu lượng nước thải lớn

Bể lắng dạng ly tâm-Bể lắng tròn

Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm

Bể lắng ly tâm là gì?

Bể lắng ly tâm hay còn gọi là bể lắng tròn, bể lắng radian, bể lắng bán kính cũng là một loại bể thường thấy trong công nghiệp xử lý nước thải hiện nay

Nếu bể lắng ngang được xây hình chữ nhật, bể lắng đứng là hình trụ thì bể lắng li tâm lại có dạng hình tròn. Đây là loại bể lắng có chiều sâu dao động từ 1,5 tới 5 mét với đường kính của bể khoảng từ 16-60 mét.

Thông thường, người ta thường sử dụng bể lắng ly tâm để xử lí nước thải ở những nơi có lưu lượng nước thải lớn, ít nhất khoảng 20.000 m3/ngày.

Nguyên lý hoạt động của bể lắng ly tâm

Dạng bể lắng ly tâm hoạt động theo nguyên lý nước thải đầu vào sẽ được đưa vào từ tâm của bể và nó được tản sang hai bên.  nó chảy ngược sang các mảng răng cưa(rãnh chảy tràn). Quá trình lắng  cặn sẽ diễn ra theo dòng nước đi lên với vận tốc nước được duy trì ở 0.2 – 0.5m/s. Các cặn bùn, hạt, dưới tác dụng của trọng lực, sẽ bị lắng xuống dưới. Sau quá trình lắng, chúng sẽ được lấy ra để xử lý thông qua cụm van xả(Van cổng, van bướm, van bi…) được lắp ở đáy của bể

Ưu điểm của bể lắng ly tâm

  • Bể lắng dạng ly tâm có hiệu xuất xử lý nước thải rất cao với các góc vát được tạo ra giúp việc lắng cặn các loại chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ không tan trong nước thải tương đối hiệu quả.
  • Cấu tạo đáy vát hình chữ V cũng giúp việc đẩy bùn thải ra bên ngoài thông qua đường ống và các loại van inox tương đối dễ dàng
  • Lưu lượng xử lý nước thải lớn, sử dụng cho các hệ thống công suất lớn, phù hợp với mức lưu lượng nước thải đầu vào lớn hơn 20000 m3
  • Khi xả cặn vẫn làm việc bình thường, tháo cặn liên tục và dễ dàng.

Nhược điểm của bể lắng ly tâm

  • Chi phí cao hơn so với các bể còn lại
  • Có cấu tạo và thiết kế phức tạp hơn các dạng bể lắng khác
  • Cần có am hiểu và hiểu biết kỹ thuật để vận hành loại bể ly tâm này

Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi đưa thông tin  về bể lắng nước thải là gì và các loại bể lắng nước thải được sử dụng trong xử lý nước thải hiện nay.

Có thể bạn chưa biết: Để đo lưu lượng nước thải người ta sử dụng Đồng hồ đo nước thải

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại ở bài viết sau! Trân trọng và cảm ơn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *