Hệ thống xử lý nước thải y tế

Hệ thống xử lý nước thải y tế là gì? Nước thải y tế là gì? Các bạn thân mến trong các bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các loại nước thải công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung về hệ thống xử lý nước thải y tế hiện nay. Nước thải phát sinh tại các cơ sở y tế là loại nước thải ô nhiễm có tính chất đặc thù. Do đó, nếu không được thu gom, xử lý đảm bảo các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái các nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và có thể phát tán các dịchbệnh trong cộng đồng. Cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này các bạn nhé.

Tìm hiểu chung về nước thải y tế

Nước thải y tế là gì?

Hệ thống xử lý nước thải y tế
Hệ thống xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.

Nước thải y tế có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường nên cần phải được xử lý triệt để trước khi đưa ra nguồn nước tiếp nhận. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra một vài phương pháp và con số tương đối về lượng nước thải y tế phát sinh ở các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh như sau:

– Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày.
– Bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày
– Bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày

Thành phần của nước thải y tế

  • Các chất rắn trong nước thải y tế (TS, TSS và TDS): Trong nước thải y tế có các thành phần chất rắn lơ lửng ở kích thước cực kỳ nhỏ. Ngoài các chất rắn không tan nó còn có cả các chất rắn hòa tan kích thước nhỏ có thể lắng được. Đôi khi trong nước thải y tế còn có các loại chất rắn không lắng được
  • Các chất hữu cơ trong nước thải y tế: Bao gồm BOD, COD mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước về thành phần của nước thải. Trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ 150mg/lít đến 250 mg/lít.
  • Thành phần dinh dưỡng trong nước thải y tế: Trong nước thải y tế cũng chứa các nguyên tố dinh dưỡng gồm Nitơ và Phốt pho. Các nguyên tố dinh dưỡng này cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật.
  • Chất khử trùng: Đa số các bệnh viện, cơ sở y tế thì nước thải y tế đều có chứa hàm lượng chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua vôi,…). Các chất này sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý của các công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học. 
  • Các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế: Samonella typhi gây bệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp. gây bệnh lỵ, Vibrio cholerae gây bệnh tả,…

Nguồn gốc của nước thải y tế

  • Nguồn gốc nước thải y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh: Nước thải từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát sinh chủ yếu từ: các khoa lâm sàng; các khoa cận lâm sàng; khu vực văn phòng; nhà bếp,… Tuy nhiên, lượng phát thải tại các khu vực này là khác nhau. Thông thường lượng nước thải phát sinh lớn nhất là tại khu vực điều trị nội trú bao gồm nước thải.
    tắm giặt, vệ sinh, tiếp đến là khu vực phòng khám, phòng thí nghiệm, phòng mổ và khu vực văn phòng…
  • Nước thải y tế từ các cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo Y-Dược và các cơ sở sản xuất thuốc: Nước thải này chứa rất nhiều hóa chất, dư lượng kháng sinh trong quá trình sản xuất thuốc.
  • Nước thải y tế bắt nguồn từ các trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn: Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm y tế xã) và các phòng khám tư nhân thường không có bệnh nhân điều trị nội trú. Lượng người đến các trạm y tế xã không nhiều trừ thời gian tiêm chủng. Nước thải phát sinh đối với loại hình cơ sở y tế thuộc nhóm này chủ yếu là loại nước thải sinh hoạt và một lượng nhỏ nước thải phát sinh trong quá trình làm thủ thuật y tế đơn giản.

Tác hại của nước thải y tế

Như đã phân tích ở trên, nước thải y tế có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây bệnh và có khả năng lây lan nhanh. Theo đó khi thải ra môi trường mà chưa được xử lý triệt để sẽ mang đến hậu quả xấu. Cụ thể:

Tác hại của nước thải y tế đối với sức khỏe con người

  • Tạo ra các mầm bệnh nguy hiểm có tốc độ lan truyền nhanh: trực khuẩn mủ xanh, virus, E.coli..
  • Có khả năng cao mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiêu chảy, hô hấp, tiêu hóa… do sử dụng nguồn nước thải này.
  • Tạo ra các dịch bệnh, virus, các biến thể nguy hiểm cũng có khả năng lây lan nhanh qua môi trường nước thải khi xả ra.
  • Ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như đời sống xã hội.

Tác hại của nước thải y tế đối với môi trường xung quanh

  • Cây trồng, sinh vật thủy sinh sẽ bị chết hoặc kém phát triển do lượng nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại. Từ đó ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân .
  • Làm cho đất đai bị nhiễm độc các hoạt động tăng gia sản xuất không có hiệu quả, kinh tế đi xuống.
  • Gia súc, gia cầm nếu tiếp xúc với nguồn nước thải nhiễm bẩn dễ bị lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sinh trưởng kém thậm chí là chết.

Hệ thống xử lý nước thải y tế tại Việt Nam

Hệ thống xử lý nước thải y tế
Hệ thống xử lý nước thải y tế

Các giai đoạn xử lý nước thải Y tế hiện nay

Giai đoạn tiền xử lý

Đây là khâu hết sức quan trọng trong xử lý nước thải nhằm đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả. Nếu giai đoạn này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Bởi vậy, tất cả các cơ sở y tế có phát sinh dòng nước thải đặc thù (chất gây độc tế bào, các hóa chất từ khoa xét nghiệm,…) cần được thu gom xử lý sơ bộ tại nơi phát sinh trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của cơ sở y tế và về khu xử lý tập trung.
Do đó, trong giai đoạn tiền xử lý cần được thực hiện như sau:

  • Các cơ sở y tế có khoa y học hạt nhân phải tuân thủ các nguyên tắc về an toàn phóng xạ. Nước thải phát sinh từ khu vực này phải được lưu giữ riêng đủ thời gian lâu hơn 10 chu kỳ bán hủy của chất phóng xạ, sau đó mới được thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của cơ sở y tế và về khu xử lý nước thải tập trung;
  • Đối với các bệnh viện có khu vực căng tin, nhà ăn với số lượng khách phục vụ nhiều thường có phát sinh lượng dầu mỡ động thực vật cao, do đó cần được thiết kế hệ thống tách dầu mỡ từ các dòng thải ở khu vực này trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của cơ sở y tế;
  • Ngoài hai dòng thải đặc biệt trên, trong các bệnh viện lớn còn có các bộ phận phát sinh ra các dòng thải đặc thù cần phải được xử lý sơ bộ ngay tại nguồn phát sinh trước khu đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về khu xử lý tập trung. Chẳng hạn như nước thải phát sinh từ phòng xét nghiệm, khoa răng, khoa hóa trị liệu, khu vực giặt là,…

Giai đoạn xử lý cấp 1

Là giai đoạn loại bỏ các loại chất thải lơ lửng lắng cặn, rác cỡ lớn. túi nilong, bọc vải…giai đoạn này sử dụng các loại lưới chắn rác, song chắn rác, lọc Y…để chắn các loại rác lọt vào máy bơm, đôi khi các loại rọ bơm người ta cũng hay sử dụng các loại rọ bơm inox, rọ bơm có lưới chắn bằng inox bên ngoài để chắn rác hiệu quả trước khi bơm vào các loại bể lắng nước thải.

Nước thải được bơm vào hệ thống bể lắng để tách các loại hạt rắn nhỏ hơn, các loại hạt lơ lửng không tan, các loại chất vô cơ. Thông thường đối với nước thải y tế người ta thường sử dụng các loại bể lắng dạng đứng hoặc bể lắng hai vỏ

Giai đoạn xử lý cấp 2

Đây là giai đoạn loại bỏ carbon hòa tan và các dạng hợp chất nitơ, phốt pho dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong nước thải. Hệ vi sinh vật tiêu thụ các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải dưới dạng hòa tan như: Đường, chất béo, các phân tử carbon mạch ngắn… 

Thường giai đoạn này sử dụng các loại:

  • Bể sinh học
  • Đĩa quay sinh học
  • Các loại bể hiếu khí
  • Mương ô xy hóa
  • Bãi lọc trồng cây(Hay còn gọi là bãi lọc sinh học ngập nước)

Giai đoạn sau xử lý

Sau xử lý là bước cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải trước khi nước thải được thải ra môi trường tiếp nhận. Trong công đoạn sau xử lý có thể phải sử dụng đến nhiều biện pháp kết hợp. Trước khi khử trùng nước thải, cần thiết phải loại bỏ triệt để các chất hữu cơ lơ lửng còn tồn tại. Khử trùng nước thải từ cơ sở y tế phải được thực hiện, đặc biệt là khi nước thải xả vào nguồn nước sông, hồ, kênh rạch tự nhiên

  • Khử trùng nước thải y tế: Sử dụng tia cực tím, Clo và các hợp chất của clo Khử trùng bằng Ozone…
  • Xử lý các loại bùn cặn ở khu vực bể lắng: Yếm khí bùn, làm khô bùn

Một số công nghệ xử lý nước thải y tế đang áp dụng tại Việt Nam

Trạm xử lý nước thải Viện Nhi
Trạm xử lý nước thải Viện Nhi

Xử lý nước thải bệnh viện (biomedical waste) theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil)

Tóm tắt sơ đồ quy trình này như sau:

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ nhỏ giọt
Xử lý nước thải y tế theo công nghệ nhỏ giọt

Xử lý nước thải bệnh viện bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí (Aerotank)

Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính bể hiếu khí
Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính bể hiếu khí

Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO( Anaerobic/yếm khí – Anoxyc/thiếu khí – Oxyc/hiếu khí). 

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ AAO
Xử lý nước thải y tế theo công nghệ AAO

Xử lý nước thải bệnh viện bằng hồ sinh học ổn định

Xử lý nước thải bệnh viện bằng hồ sinh học ổn định
Xử lý nước thải bệnh viện bằng hồ sinh học ổn định

Xử lý nước thải bệnh viện bằng bãi lọc trồng cây kết hợp bể lọc yếm khí

Xử lý nước thải bằng trồng cây kết hợp yếm khí
Xử lý nước thải bằng trồng cây kết hợp yếm khí

Một vài lưu ý trong quá trình thiết kế hệ thống nước thải y tế

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế
  • Xác định đúng công suất thiết kế: Việc khảo sát thông tin, dự đoán thực tế và đánh giá phát triển hiện nay vẫn chưa được chú trọng nhiều và thường là khâu được đánh giá sơ sài chưa thực tế. Đây là công đoạn quan trọng để thiết kế một hệ thống chính xác đáp ứng được đúng nhu cầu cũng như công suất. Chúng ta cần phải tính toán đến giai đoạn phát sinh thêm trong quá trình xử lý nước thải y tế
  • Phải thiết kế để xử lý được N-NH4 : Nước thải bệnh viện hay nước thải y tế thành phần ban đầu là hợp chất ni tơ hữu cơ. Sau thời gian cố định sẽ chuyển đổi thành dạng  N-NH
  • Trạm xử lý dạng phi tập trung thiết lập cho các cơ sở y tế độc lập thường không quan tâm đến khâu tiền xử lý và bể điều hòa. Khi không thiết lập công đoạn tiền xử lý dẫn đến không tách loại được rác, cát và các tác nhân gây hỏng máy bơm, rọ bơm của hệ thống xử lý(Đường ống, các loại van điều tiết, đồng hồ đo lưu lượng nước thải)
  • Cần xác định chính xác thành phần của nước thải y tế nơi chúng ta thiết kế hệ thống xử lý này đặc biệt là chất hữu cơ và ni tơ là hai thành phần ít được đánh giá chính xác
  • Cần chú ý đến việc loại bỏ bùn sau xử lý, cần phải có bể ổn định bùn và xử lý bùn thải
  • Cần chú ý lắp đặt các thiết bị đo và giám sát lưu lượng nước thải y tế: Đồng hồ đo lưu lượng nước thải điện tử, đồng hồ đo lưu lượng nước thải dạng cơ, các thiết bị kiểm tra chỉ số oxy hòa tan…Khi bạn không có các thiết bị này thật khó để có thể điều chỉnh hệ thống làm việc thích hợp gây lãng phí và không hiệu quả
  • Cần có thêm phương án dự phòng để khi có sự cố xảy ra có thể kịp thời xử lý, khắc phục và vận hành nhanh chóng nhất do bệnh viện là nơi hoạt động liên tục và không nghỉ

Trên đây là toàn bộ nội dung về hệ thống xử lý nước thải y tế mà tôi đã giới thiệu qua cho bạn đọc hiểu và hình dung về nước thải y tế. Bài viết được tham khảo theo Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế do cục quản lý môi trường y tế ban hành và một số thông tin trên internet

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, hẹn gặp lại ở các bài viết sau!

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *