Khi bạn có ý định mua cho hệ thống của mình những chiếc van điện từ, đồng nghĩa bạn cần chuẩn bị kinh nghiệm cơ bản khi chọn mua.
Bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo một số lưu ý khi chọn mua solenoil valve bao gồm từ nhu cầu sử dụng, ngân sách,..
Đừng vội mua những chiếc van điện từ với giá quá rẻ hoặc quá cao, bạn nên xác định rõ nhu cầu thực sự của mình.
Dựa vào nhu cầu thực tế chúng ta có thể chia thành một số lựa chọn cơ bản sau.
1 Chọn đúng kích cỡ van
Chọn van điện từ theo các thông số đường ống, bao gồm đường kính danh nghĩa (DN) và loại kết nối.
– Xác định kích cỡ (Đường kính danh nghĩa) của van theo đường ống nơi lắp đặt van. Ví dụ ống 27 thì ta chọn van có size 20A (3/4”)…
– Đối với loại kết nối, khi kích cỡ van lớn hơn DN50, thì kết nối mặt bích là lựa chọn được ưu tiên vì loại kết nối này mạng lại sự chắc chắn và dễ dàng tháo lắp thay thế…
– Khi kích cỡ van nhỏ hơn DN50, kết nối ren hoặc mặt bích đều khả thi và người dùng có thể chọn một trong hai cách kết nối.
– Thông thường với các kích thước nhỏ thì hay sử dụng kết nối ren.
2 Chọn van điện từ theo tính chất của lưu chất chảy qua van
Vật liệu thân van : Xác định vật liệu thân van dựa trên tính chất hóa học và nhiệt độ của lưu chất và môi trường xung quanh van.
Đồng thường được sử dụng cho môi trường trung tính. Thép không gỉ cho môi trường có hóa chất, nhiệt độ và áp lực cao. Nhựa PVC và polyamide thường được sử dụng vì chúng có giá thành rẻ, tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng trong các ứng dụng cao cấp với hóa chất mạnh.
Đối với lưu chất có tính ăn mòn cao: Thì chúng ta nên chọn van điện từ có thân làm băng thép không gỉ (inox) hoặc nhựa PTFE (teflon) là phù hợp. Các màng van và các gioăng làm kín phải là fluororubber hoặc PTFE.
Đối với thược phẩm và đồ uống: Thì van làm bằng inox vi sinh là phù hợp và vật liệu làm kín bằng cao su silicon là đảm bảo nhất.
Trạng thái của lưu chất: Có trạng thái khí, trạng thái lỏng hoặc trạng thái hỗn hợp. Khi đường kính danh nghĩa lớn hơn DN25, các trạng thái này phải được phân biệt rõ ràng vì có liên quan đến các tham số kết cấu van. Mỗi laoij trạng thái sử dụng một loại van khác nhau.
Độ nhớt của lưu chất: nếu lưu chất có độ nhớt dưới 50cst thì chúng ta có thể sử dụng bất kỳ van điện từ nào. còn Nếu trên 50cst, nên chọn van sản suất dành cho lưu chất có độ nhớt cao.
(Độ nhớt của một chất lưu là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng chảy. Khi các dòng chất lưu sát kề có tốc độ chuyển động khác nhau, ngoài sự va đập giữa các phần tử vật chất còn có sự trao đổi xung lượng giữa chúng.
Những phần tử trong dòng chảy có tốc độ cao sẽ làm tăng động năng của dòng có tốc độ chậm và ngược lại phần tử vật chất từ các dòng chảy chậm sẽ làm kìm hãm chuyển động của dòng chảy nhanh. Kết quả là giữa các lớp này xuất hiện một ứng suất tiếp tuyến gây nên ma sát (lực ma sát trong). Theo wikipedia.org).
Độ sạch lưu chất: Để đảm bảo van điện từ hoạt động tốt, chúng ta nên lăp bộ lọc hoặc Y lọc trước van. Tránh trường hợp van bị kẹt do tạp chất, cặn bã, dẫn đến van đóng không kín hoặc có thể làm rách màng van.
3 Chọn cấu trúc nguyên lý của van điện theo thông số áp suất
Việc xác định áp suất của hệ thống để lựa chon van điện từ rất quan trọng. Van phải có khả năng chịu được áp suất tối đa cần thiết cho ứng dụng của bạn.
Điều quan trọng không kém là lưu ý áp suất tối thiểu vì chênh lệch áp suất cao có thể làm cho van bị hỏng, hoặc không hoạt động. Có nhiều người gọi điện thoại hỏi tôi “vì sao van điện từ mới mua về lại không hoạt động?”.
Để trả lời câu hỏi này các bạn phải biết được cấu tạo cà cách thức hoạt động của các loại van điện từ. Có ba loại chính là: Hoạt động gián tiếp, trực tiếp và bán trực tiếp các bạn có thể tham khảo tại bài viết SỰ KHÁC NHAU CỦA VAN ĐIỆN TỪ ĐÓNG MỞ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP
Van điện từ hoạt động gián tiếp cần có sự chênh áp giữa đầu vào và đầu ra thì van mới đóng mở được.(Tức là áp suất đầu vào phải lớn hơn đầu ra trong một khoảng quy định bởi nhà sản suất van) . Thường độ chênh áp khoảng 0.3 Bar ~ 0.5 Bar tùy theo hãng sản suất.
4 Chọn điện áp phù hợp cho van điện từ
Có van điện từ sử dụng điện xoay chiều AC 110V, 220V…và một chiều DC 12V, 24V tùy theo loại nguồn cung cấp. Nói chung, việc sử dụng nguồn xoay chiều AC thuận tiện và phổ biến hơn.
Thông thường, điện áp từ 220-240V được sử dụng rộng rãi nhất với phần lớn các quốc gia bao gồm châu Âu, nhiều nước châu Á, châu Phi và dĩ nhiên trong đó có Việt Nam chúng ta.
Tuy nhiên nguyền DC 12V, 24V lại an toàn hơn cho người sử dụng và vận hành hệ thống.
Chú ý: Theo nghiên cứu, điện áp 24V và dòng điện 10mA trở lên có thể gây ra chết người. Chính vì thế, hết sức cẩn trọng khi sử dụng điện dù đó là điện áp gì.
Biến động điện áp nguồn thường là +% 10% & -15% đối với nguồn AC, hoặc ±% 10 cho nguồn DC. Nếu vượt quá mức chênh lệch điện áp, nên sử dụng các biện pháp ổn áp dòng điện.
5 Chọn hợp lý loại van thường đóng hay thường mở
Có thể chọn van điện từ thường mở, khi cần mở liên tục trong thời gian dài và giờ và thời gian đóng ngắn.
Có thể chọn các van điện từ thường đóng, khi cần đóng liên tục trong thời gian dài và thời gian mở ngắn.
Việc lựa chọn này giúp cho cuộn dây điện từ (cuộn coil) không bị ngâm điện và nóng trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ của van
Nên sử dụng van điện từ tắt khẩn cấp, trong một số ứng dụng vận hành để đảm bảo an toàn, như điều chỉnh nhiệt độ lò, báo cháy rò rỉ và hệ thống liên kết an ninh chữa cháy.
6 Chọn các các chức năng bổ sung
Trong môi trường dễ cháy và nổ, chọn van điện từ chống cháy nổ loại tương ứng. Van tiêu chuẩn Atex có khả năng ngăn ngừa sự cố cháy nổ, và có thể chịu đựng sự cố cháy nổ xảy ra.
“Tiêu chuẩn chống cháy nổ Atex dùng để đánh giá các thiết bị điện có khả năng ngăn ngừa sự cố cháy nổ, và có thể chịu đựng sự cố cháy nổ xảy ra. Một thiết bị điện theo chuẩn chống cháy nổ được thiết kế sao cho phần vỏ của thiết bị điện sẽ cô lập sự cố nổ gas hay hơi bên trong thiết bị. Từ đó ngăn ngừa nguy nguy cơ cháy nổ do hồ quang của thiết bị điện gây ra.”
Khi hệ thống có hiện tượng chảy ngược với môi trường trong đường ống, có thể chọn van điện từ có chức năng chống chảy ngược. Hoặc có thể lắp thêm van một chiều.
Trong các trường hợp lắp đặt ngoài trời, trong môi trường bụi, ẩm ướt. Loại chống nước hoặc chống bụi (có cấp bảo vệ trên IP54) nên được chọn. Đối với đài phun nước hoặc đường ống dưới nước, nên sử dụng van điện từ ngập nước (với cấp bảo vệ trên IP68).
Chỉ số IP (International Protection) được định nghĩa bởi IEC, quy định mức độ bảo vệ của thiết bị điện từ bụi và nước. Ví dụ IP54, IP55, IP64, IP65. Cấp bảo vệ IP ứng dụng ở đâu. Nếu bạn thường xuyên thực hiện việc bốc dự toán cho 1 công trình, sẽ có những thiết bị van bướm điều khiển bằng điện yêu cầu độ bảo vệ IP68 chẳng hạn.