QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY NÉN KHÍ VÀ VAN ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN.
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN
1. Chỉ những người được phân công và đã qua lớp tập huấn an toàn và vận hành máy nén khí mới được phép sử dụng.
2. Không được vận hành máy nén khí khi van an toàn, van khí nén, đồng hồ áp kế, rơle áp suất hoạt động không chính xác hoặc khi chưa lắp hệ thống che chắn dây curoa (và nên đặt phía lắp dây curoa hướng về bức tường, khoảng cách tối thiểu thuận tiện cho việc bảo dưỡng là khoảng 2 feet (610mm).
3. Việc đấu nối nối mạng điện vào động cơ phải được thực hiện qua cầu dao điện có nắp bảo vệ và không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của motor
4. Ngắt công tắc điện khi không làm việc để tránh máy khởi động ngoài mong muốn.
5. Không được thay đổi việc cài đặt mà không được sự đồng ý của người có trách nhiệm
6. Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi bảo trì sửa chữa đề đảm bảo an toàn.
7. Motor điện lai máy nén khí phải được nối tiếp đất
8. Việc đóng mở các van gió phải được thực hiện từ từ, tránh không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột
9. Không được treo móc làm căng các hệ thống đường ống, dây điện hay bình chứa.
10. Không được tự ý di chuyển máy, sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người phụ trách, quản lý máy nén khí
11. Khi có hư hỏng ở các thiết bị có áp lực, phải báo cho bộ phận chuyên trách sửa chữa, không được tự ý tháo sửa chữa.
B. LẮP ĐẶT MÁY NÉN KHÍ
I. Vị trí lắp đặt máy nén khí
1. Chọn nơi khô ráo sạch sẽ, không dầu mỡ, hóa chất dễ cháy, nền xưởng phải vững chắc để đặt máy nén khí
2. Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không được ngập nước, không bị gỉ sét và phải có lối đi đến các chi tiết của bình để kiểm tra, vận hành.
3. Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất mà ở đó động cơ và máy nén có thể vận hành là 40oC (104oF), phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5m
II. Lắp động cơ điện
1. Kiểm tra sự phù hợp nguồn điện cung cấp như số pha, điện áp và tần số được biểu hiện trên nhãn của động cơ.
2. Bố trí của dây curoa thẳng hàng, vuông góc với động cơ
3. Kiểm tra độ căng dây curoa. Dây nên được lắp sao khi ta dùng một lực (3~4.5)kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-12 mm (tức không bị căng quá)
III. Dây điện kết nối động cơ điện.
Dùng dây điện có tiết diện vừa đủ đảm bảo cho việc tải dòng của động cơ mà không có sự hao tổn điện áp quá lớn (Tiết diện 01 mm2 dây đồng tải được 5A).
C. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ
I. Các bước chuẩn bị
1. Kiểm tra toàn bộ các chi tiết của máy nén khí như: Áp kế, van an toàn, van điều khiển khí nén, van nạp khí, van xả và tiến hành xả nước ngưng trong bình chứa
2. Kiểm tra hôp bảo vệ dây curoa, dây tiếp đất động cơ điện, mức dầu bôi trơn máy nén khí (Thường ở mức cao khi máy nén khí chưa hoạt động).
II. Vận hành máy nén khí
1. Đóng cầu dao điện, ấn nút khởi động, chú ý các biểu hiện bất thường trong quá trình chạy máy nén khí (Đặc biệt trong quá trình khởi động)
2. Trong một ca trực tối thiểu kiểm tra cưỡng chế sự hoạt động của van an toàn 1 lần. Kiểm tra sự hoạt động của rơle áp suất theo đúng trị số chỉ định.
3. Không điều chỉnh máy quá thông số quy định của Cơ quan đăng kiểm.
4. Chú ý:
Nếu máy nén được trang bị hệ thống đóng ngắt tự động (với rơ le áp lực không tải), nó tự động không tải khi khởi động và sẽ tự động mang tải sau khi đạt đến tốc độ. Nếu máy nén khí được trang bị bộ điều khiển tốc độ không đổi (van điều khiển không tải, cần dùng tay điều khiển không tải) nếu có áp lực trong đường ống xả, để khởi động không tải máy nén khí phải được hoạt động bằng tay sau khi đạt được tốc độ làm việc mới cho mang tải
Tất nhiên, chức năng tự động duy trì áp suất hoạt động đến khi máy ngưng làm việc. Đóng công tắc và bắt đầu khởi động máy. Quan sát chiều quay, chiều quay ngược chiều kim đồng hồ khi ta quan sát từ phía bên cạnh của bánh đà máy nén đối với tất cả các loại máy hoặc có thể xem chiều quay chỉ dẫn trên nhãn động cơ (Đối với máy ba pha, nếu chiều quay không đúng, dừng máy và thay đổi hai trong ba dây pha của động cơ, khi đó chiều quay của động cơ sẽ đảo lại)
III. Kết thúc vận hành máy nén khí
Ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy và khu vực xung quanh.
Ghi chép các thông số vận hành, các lỗi kỹ thuật và khắc phục vào sổ nhật ký vận hành máy nén khí.
D. ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT
Trừ các yêu cầu khác, hệ thống điều khiển áp lực hệ thống đã được cài đặt tại Nhà xưởng, thông thường:
Áp suất không tải: 8 KG/Cm2
Áp suất tải: 6 KG/Cm2
Việc thay đổi áp suất được thực hiện theo quy trình điều chỉnh dưới đây: (Chỉ thực hiện khi lắp đặt, cài đặt hoặc sửa chữa lớn)
1. Van bướm điều khiển nén khí
1.1. Điều chỉnh áp suất không tải của van bướm điều khiển khí nén
Nới lỏng đai ốc khoá trên của van điều khiển bằng khí nén.
Vặn bu lông điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.
Siết đai ốc khoá trên của van
1.2. Điều chỉnh áp suất tải
Nới lỏng đai ốc khoá dưới
Vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.
Siết đai ốc khoá dưới.
2. Điều khiển rờ le áp suất
Vặn vít điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.
Vặn vít điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.
E. QUY TRÌNH BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ
Một kế hoạch bảo trì tốt thì tuổi thọ của máy sẽ tăng lên. Dưới đây là kế hoạch bảo dưỡng máy (Lưu ý: tắt nguồn điện trước khi bảo dưỡng)
1. Bảo dưỡng hàng ngày
Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu (Khi máy ngừng hoạt động thì dầu phải ở mức giới hạn cao).
Xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.
Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường (xem bảng xử lý các vấn đề bất thường).
2. Bảo dưỡng hàng tuần
Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.
Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.
Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.
3. Bảo dưỡng hàng tháng
Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.
Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.
Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.
4. Bảo dưỡng hàng quý
Thay dầu cho các van bướm.
Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.
Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết.
Kiểm tra chế độ không tải của máy.
5. Dầu bôi trơn.
Sử dụng nhớt SAE 20 vào mùa đông, SAE 30 vào mùa hè.
Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới hạn.
Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu.
Ngừng máy, cho (châm) dầu vào.
Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới.
Thay dầu vào 100 giờ làm việc đầu tiên và 1000 giờ cho các lần tiếp theo hoặc theo quy định. Có thể thay sớm hơn thông thường trong điều kiện thông thoáng không tốt …
F. BẢNG XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ CỦA MÁY NÉN KHÍ
Hiện Tượng |
Nguyên Nhân |
Biện Pháp Sửa Chữa |
|
Khi máy nén khí đang khởi động |
Chiều quay |
Cách đấu dây động cơ không đúng |
Đấu lại điện cho đúng |
Ổ quay nóng |
1. Thiếu dầu bôi trơn |
1. Bổ sung dầu bôi trơn |
|
Vòng quay chậm |
1. Sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt cao |
1. Sử dụng dầu nhớt có độ nhớt nhẹ hơn |
|
Máy rung động |
Trục khuỷu bị cong |
Chuyển về Đại lý sửa chữa |
|
Tiếng ồn bất bình thường |
1. Van lắp hỏng |
1. Siết đai ốc và bulong |
|
Khi máy nén khí đang hoạt động |
Áp suất không thể tăng cao hoặc tăng tới một mức nào đó không thể tăng được nữa |
1. Lá van mòn |
1. Sửa chữa hoặc thay lá van |
Đồng hồ đo áp không chính xác |
Đồng hồ đo áp bị hỏng |
Thay đồng hồ mới |
|
Dầu bôi trơn tiêu hao nhiều |
1. Sec mang pittong bị mòn |
1. Thay mới |
|
Dây đai bị trượt |
1. Áp suất sử dụng quá cao |
1. Giảm bớt áp suất sử dụng |
|
Nhiệt độ động cơ điện quá cao |
1. Áp suất sử dụng vượt áp suất thiết kế, dẫn đến quá tải cho động cơ điện |
1. Giảm áp suất sử dụng |
|
Khi máy nén khí không thể khởi động |
Không hoạt động |
1. Cúp điện |
1. Liên hệ nhà máy điện |
Cầu chì dễ đứt |
1. Cầu chì quá nhỏ |
1. Thay cầu chì lớn |
G. TÌM HIỂU THÊM: (Những yêu cầu vận hành an toàn bình chứa áp lực)
(TCVN 6153 : 1996¸ TCVN 6156 : 1996 )
1. Không cho phép sửa chữa bình và các chi tiết chịu áp lực của bình trong khi bình làm việc.
2. Cấm chèn hãm, trao thêm vật nặng hoặc dùng mọi biện pháp để tăng thêm tải trọng của van an toàn trong khi bình đang hoạt động.
3. Không được phép sử dụng bình và phải lập tức ngưng sự hoạt động của bình trong các trường hợp sau:
a. Khi bình chịu đựng áp suất vượt mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác qui định trong qui trình vận hành đều đảm bảo.
b. Khi các cơ cấu an toàn không hoạt động tốt.
c. Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình có vết nứt, xì rò, phồng rộp, thành bình bị rỉ sét hoặc chảy nước ở các mối hàn, rò rỉ các mối nối bằng bulong hoặc đinh tán, các miếng đệm bị xơ …
d. Khi xảy ra cháy nổ trực tiếp đe dọa bình đang có áp suất.
e. Khi áp kế hư hỏng.
f. Khi các nắp, các cửa không tốt, các chi tiết bắt chặt nắp bình bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng .
g. Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cơ cấu an toàn hư hỏng hoặc thiếu so với qui định.
h. Những trường hợp khác theo qui định trong các qui trình vận hành của Công ty có máy nén khí.