Công tắc hai chiều là gì? Công tắc hai chiều dùng để làm gì? Cách đấu nối công tắc 2 chiều để sử dụng. Công tắc điện đối với chúng ta không còn xa lạ gì nữa phải không ạ. Ngoài công tắc đơn một chiều hiện nay người ta còn sử dụng công tắc hai chiều để lắp đặt cho điện dân dụng hay sử dụng đóng ngắt cho thiết bị công nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thiết bị này các bạn nhé
Tìm hiểu về công tắc hai chiều
Công tắc hai chiều là gì?
Công tắc hai chiều là dạng công tắc có cấu tạo 3 chân nối dây tương ứng với 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh để chuyển nối dòng điện. Loại công tắc này được sử dụng để điều khiển các loại bóng đèn cầu thang, các thiết bị yêu cầu 3 tiếp điểm trong công nghiệp đều có thể sử dụng được
Hiểu một cách đơn giản dạng công tắc này khi đấu nối vào bóng đèn, thiết bị có thể bật tắt ở các vị trí khác nhau, rất thích hợp sử dụng cho các bóng đèn ở cầu thang mà chúng ta hay sử dụng. Ngoài ra đối với một số van điều khiển điện như Van bi điều khiển điện,van bướm điều khiển điện thì đóng và mở van thường có 3 tiếp điểm, do vậy công tắc đảo chiều sử dụng điều khiển van làm đảo ngược chiều quay của thiết bị là một phương án tối ưu nhất và hay được sử dụng trong công nghiệp hiện nay
Công tắc đảo chiều thuộc vào phát minh của nhà bác học Thomas Alva Edison. Nó đã giải quyết bài toán đơn giản về đóng mở bóng đèn cũng như các thiết bị. Ngoài ra nó cũng có thể điều khiển được nhiều thiết bị cùng một lúc nếu như chúng ta biết nguyên lý cũng như cách đấu nối của nó. Vấn đề này chúng tôi sẽ nêu ở bên dưới mời các bạn theo dõi tiếp bài viết
Một số tên gọi khác của công tắc hai chiều:
- Công tắc đảo chiều
- Công tắc chuyển mạch hai chiều
- Công tắc ba cực
- Công tắc hai tiếp điểm
- Công tắc cầu thang
Nguyên lý hoạt động của công tắc hai chiều
Nguyên lý hoạt động của công tắc này hiểu đơn giản nhất chính là sự thông nhau của dòng điện đi qua. Kết nối với thiết bị đầu cuối và các điện cực trong công tắc tạo thành một hệ mạch. Khi bật hoặc tắt công tắc thì mạch kín hoặc hở dẫn đến việc cấp điện cho hệ thiết bị hoặc tắt nguồn của thiết bị. Về nguyên lý cơ bản của nó là như vậy nhưng cách đấu nối so với công tắc đơn mà chúng ta thường gặp hiện nay lại khác hoàn toàn và phải có kiến thức về dòng điện thì mới có thể thao tác và đấu nối chính xác được. Để hiểu rõ về cách thức hoạt động thực tế của nó mời các bạn tham khảo mục tiếp theo về cách đấu nối công tắc hai chiều ngoài thực tế hiện nay
Công tắc hai chiều dùng để làm gì
Công tắc hai chiều như đã nói ở trên sử dụng đấu nối phức tạp hơn dòng công tắc thông thường. Ứng dụng quan trọng nhất và phổ biến nhất của công tắc hai chiều chính là đèn cầu thang. Khi bạn sử dụng công tắc này thì ở tầng 1 bật công tắc đèn mở, lên tầng 2 bật công tắc đèn tắt và ngược lại. Rất tiện lợi cho người sử dụng
Nó cũng có thể lắp đặt cho các thiết bị mà vị trí đi lại dài nếu chúng ta cần tắt chỉ cần lắp công tắc này ở vị trí xa có thể thao tác và sử dụng dễ dàng
Nó còn thích hợp sử dụng để đóng mở các thiết bị có 3 dây điều khiển trong công nghiệp để đảo chiều dòng điện cũng rất hiệu quả
Cách đấu nối công tắc hai chiều
Thiết bị cần thiết để đấu nối công tắc hai chiều
Trước khi đấu nối công tắc hai chiều chúng ta cần sử dụng các thiết bị cần thiết như sau:
- Công tắc hai chiều
- Kìm bấm điện
- Dây điện loại tốt
- Bút thử điện
- Tuốc nơ vít
- Băng keo cách điện
- Thiết bị đầu cuối: Bóng đèn, quạt, van điều khiển điện…
Cách đấu nối công tắc hai chiều ba dây
Cách đấu nối công tắc hai chiều hiện nay không phải ai cũng có thể đấu nối được khi bạn không nắm rõ được sơ đồ mạch cũng như nguyên lý hoạt động của dòng công tắc hai tiếp điểm này. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra các phương pháp đấu nối công tắc cầu thang cho các bạn hình dung và tham khảo
Cách thứ nhất :Hệ thống dây chuyển đổi 2 chiều tiêu chuẩn
Chúng ta có sơ đồ mạch của cách đấu này như sau:
Nhìn vào sơ đồ mạch của cách đấu này chúng ta thấy như sau: Cổng COM ký hiệu trên công tắc hai chiều được đấu chung với nhau, tiếp điểm L1 và L2 lần lượt được đấu với dây phase và dây chung cùng với thiết bị đầu cuối mà trên hình minh họa đang là bóng đèn
Để hiểu rõ cách thức hoạt động của cách đấu này chúng ta có bảng các điều kiện xảy ra như sau:
Swith 1 COM(Công tắc 1) | Switch 2 COM(Công tắc 2) | Trạng thái đèn |
L1 | L1 | OFF |
L1 | L2 | ON |
L2 | L1 | ON |
L2 | L2 | OFF |
Phương pháp này được khuyến nghị và được sử dụng nhiều vì cả đường dây nóng và dây trung tính đều đến từ cùng một mạch chiếu sáng (hoặc cầu dao) mặc dù nó sử dụng nhiều dây dẫn hơn so với cách thứ hai
Cách thứ hai: Phương pháp thay thế
Cùng chúng tôi xem cách đấu công tắc đảo chiều cho phương pháp thay thế như sau:
Phương pháp này là phương pháp kiểu cũ cụ thể:
Các đầu nối L1 của cả hai công tắc được kết nối với nhau và các đầu nối L2 của cả hai công tắc cũng được kết nối với nhau. Đến với các đầu cuối COM, đầu cuối COM của công tắc đầu tiên được kết nối với pha (hoặc đường dây hoặc trực tiếp).
Đầu cuối COM của công tắc thứ hai được nối với một đầu của bóng đèn trong khi đầu kia của bóng đèn được nối với trung tính của Nguồn AC.
Ở trạng thái mặc định (như hiển thị trong sơ đồ), đèn tắt. Nhưng khi một trong hai công tắc được bật, thì đèn sẽ bật. Về thiết bị điện tử kỹ thuật số, cấu hình này tương tự như Cổng Ex-NOR.
Chúng ta có các trường hợp xảy ra ở các trạng thái của công tắc hai chiều như sau
Swith 1 COM(Công tắc 1) | Switch 2 COM(Công tắc 2) | Trạng thái đèn |
L1 | L1 | ON |
L1 | L2 | OFF |
L2 | L1 | OFF |
L2 | L2 | ON |
Mặc dù phương pháp này tiết kiệm cáp, nhưng nó không còn được ưa thích nữa vì Pha và Trung tính có thể đến từ các mạch chiếu sáng (hoặc bộ ngắt) khác nhau. Một lỗ hổng lớn khác là về nhiễu điện từ. Chúng ta biết rằng bất kỳ vật dẫn mang dòng điện nào cũng phát ra bức xạ điện từ. Nếu dây Nóng và dây Trung tính được đặt gần nhau, chúng sẽ triệt tiêu Bức xạ điện từ của nhau. Nhưng trong hệ thống dây điện này, dây trung tính và dây điện được chạy riêng rẽ ở các phần khác nhau của ngôi nhà, làm cho các dây dẫn trở thành một vòng lặp cảm ứng khổng lồ. Điều này chắc chắn sẽ gây ra sự cố nhiễu tín hiệu các thiết bị điện từ khác dùng trong gia đình. Chính vì những lý do như vậy mà cách thứ 2 này đang không còn được sử dụng nhiều nữa.
Xem thêm bài viết về dòng điện là gì
Video nguyên lý của công tắc hai chiều
Một số lưu ý khi sử dụng công tắc điện hai chiều
Công tắc điện 2 chiều được phát minh ra hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu bật tắt thiết bị từ xa, đóng mở cho các thiết bị có sử dụng 3 dây vô cùng tiện lợi và đơn giản cho người sử dụng. Tuy nhiên có một số lưu ý nhỏ khi sử dụng các loại công tắc hai chiều này như sau:
- Sử dụng các loại công tắc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Có thương hiệu trên thị trường hiện nay
- Tìm hiểu kỹ cách đấu nối, sơ đồ mạch của công tắc trước khi đấu nối sử dụng
- Nếu như bạn không có chuyên môn về điện thì đừng bao giờ thử đấu nối có thể gây chập cháy hoặc nguy cơ mất an toàn do hở điện
- Vị trí lắp đặt cũng nên lưu ý: Không lắp ở các vị trí ẩm ướt, có nước như trong phòng tắm, ban công ngoài trời không có mái che, tường nhà bị ẩm do ngấm nước sẽ làm tăng nguy cơ chập cháy và hỏng thiết bị cũng như hệ thống dây dẫn
- Nên chạy trước đường dây, thiết kế trước hệ thống để tính toán xử lý xong rồi lắp công tắc vào vị trí cần lắp đặt
- Thường xuyên kiểm tra công tắc và sửa chữa thay thế kịp thời, phát hiện để xử lý các sự cố xảy ra
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu qua cho bạn đọc về công tắc hai chiều và các ứng dụng của công tắc hai chiều. Đây là loại thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng thường ngày của chúng ta như bật tắt đèn cầu thang mỗi khi lên xuống, đóng mở đảo chiều cho van điều khiển điện trong công nghiệp, tắt mở đảo chiều các thiết bị khác sử dụng 3 dây.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết Vancongnghiepvn.net, hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo