Cách lựa chọn van bướm điều khiển khí nén

Van bướm điều khiển khí nén tiếng anh là “butterfly valve with pneumatic actuator” là một loại van công nghiệp được lắp đặt trên hệ thống đường ống và sử dụng khí nén để ống để đóng , mở, điều tiết dòng chảy.

Cách lựa chọn van bướm điều khiển khí nén sao cho phù hợi với nhu cầu, mục đích sử dụng và tài chính. Khi lựa chọn van bướm điều khiển khí nén nói riêng và các loại van nói chung chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố như: Tính chất của lưu chất, áp lực đường ống, nhiệt độ.

van bướm điều khiển khí nén

I. Xác định loại van bướm cần xử dụng

1, Chọn van bướm đúng kích cỡ với hệ thống đường ống cần lắp đặt

Việc đầu tiên là chúng ta cần xác định kích cỡ của van dựa vào hệ thống đường ống cần lắp đặt van bướm. Thông thường van bướm có size từ DN40 (1.1/2”) trở lên.

Vì vậy đối với các đường ống có kích thước bé hơn DN40 (1.1/2”) chúng ta cần sử dụng các loại van khác như van cổng, van bi…

2, Lựa chọn kiểu kết nối van bướm trên đường ống

Kết nối mặt bích ( van bướm loại này có giá thành đắt hơn các loại khác), Van bướm mặt bích có hai mặt bích hai bên. Mỗi mặt bích sẽ được ráp nối với mặt bích của ống bằng một bộ bù long, ốc vít riêng biệt. Van bướm 2 mặt bích thường được dùng trong hệ thống đường ống có đường kính danh nghĩa lớn và áp lực cao.

Kết nối tai bích Van bướm tai bích nằm giữa hai mặt bích của hai đầu ống. Một bộ bù long gồm những bù long dài sẽ được lắp xuyên qua lổ trên cả ba mặt bích để ép chặt hai đầu ống và van bướm nằm giữa.

Kết nối wafer ( Dạng kẹp), Van bướm kẹp cũng được lắp đặt nhờ bộ bù long dài như van bướm tai bích, nhưng bản thân van bướm kẹp không tự mình định vị mà phải nhờ vào lực ép từ hai mặt bích của hai đầu ống hai bên.

Cặp tai voi thường thấy ở van bướm kẹp chỉ có tác dụng định vị thô giúp cho việc lắp đặt thêm dễ dàng. Do kết cấu đơn giản, khối lượng nhẹ và giá thành thấp, van bướm kẹp là loại van bướm thông dụng nhất.

3, Chọn vật liệu van bướm phù hợp hợp với lưu chất chảy qua van

van bướm điều khiển khí nén Sy-Pa

Các chiết tiết cần chú ý là thân van không tiếp xúc trực tiếp phần này quan trọng nhất là chọn lựa vật việu của vòng làm kín và đĩa van bởi hai thành phần này tiếp xúc trực tiếp với lưu chất.

Ví dụ: Lưu chất trong đường ống là hóa chất thì chúng ta có thể sử dụng van bướm inox, vòng làm kín bằng PTFE (teflon), Đĩa inox. Nếu lưu chất là hóa chất nồng độ cao thì chúng ta phải sử dụng van bướm nhựa, tùy theo tính chất hóa học của lưu chất mà chúng ta chọn loại nhựa, vật liệu chế tạo van cho phù hợp.

4, Chọn loại van chịu được áp lực và nhiệt độ max của hệ thống.

Thông thường van điều khiển bằng khí nén không chịu được nhiệt độ và áp lực cao do tính chất thiết kế của van có vòng làm kín là vật liệu mềm tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, vật liệu mềm phổ biến được sử dụng là cao su EPDM chịu được nhiệt độ max 90oC, teflon(PTFE) 180oC.

ket noi van buom

II. Lựa chọn bộ chuyền động bằng khí nén.

Bộ chuyền động bằng khí nén hay còn gọi là bộ điều khiển khí nén trong tiếng anh là Actuator pneumatic.

Có rất nhiều chủng loại ta có thể tạm chia ra các loại sau: Loại đóng mở on/off, loại đóng mở tuyến tính ( đóng mở theo góc) tác động đơn, tác động kép.

Tùy theo nhu cầu sử dụng và thiết kế của hệ thống chúng ta chọ bộ chuyền động khí nén sao cho phù hợp. Có hai loại đầu khí là tác động đơn và tác động kép

1, Tác động đơn là gì? Tác động kép là gì?

a, Tác động đơn

Là loại tác động chỉ dùng áp xuất của khí nén trong chu trình mở van. Lực nén của lò xo sẽ thực hiện chu trình đóng van và giữ van luôn trong trạng thái đóng nếu không cung cấp khí nén cho bộ truyền động (loại này có giá thành đắt hơn với loại tác động kép). Chúng ta sử dụng tác động đơn trong trường hợp hệ thống đòi hỏi cường độ đóng mở van không nhiều.

Ưu điểm: Tiết kiệm khí nén.

Nhược điểm: Giá thành cao, không sử dụng được cho hệ thống đóng mở cường độ cao ( Liệt, hư hỏng lò xo).

TAC DONG DON

b, Tác động kép

Là loại tác động cần phải sử dụng áp suất của khí nén trong cả hai chu trình đóng và mở van. Chúng ta sử dụng tác động kép trong trường hợp hệ thống đòi hỏi cường độ đóng mở cao và liên tục.

Ưu điểm: Gía thành thấp, sử dụng đóng mơt cường độ cao.

Nhược điểm: Chi phí cho khí nén gấp đôi.

TAC DONG KEP

III. Lựa chọn bộ chuyền động có momen soắn phù hợp với từng loại van bướm

Để van bướm điều khiển bằng khí nén hoạt động chính xác trơn tru chúng ta cần lựa chọn bộ chuyền động có momen soắn phù hợp với van bướm.

Momen sắn của bộ chuyền động bao giờ cũng phải lớn hơn momen soắn của van bướm ở áp suất làm việc, tức là lực soay của bộ khí nén phải thắng được lực ma sát của van bướm và áp lực của lưu chất tác động lên thành đĩa van bướm.

Ví dụ: một van bướm có kích cỡ DN 65A (2.1/2”) làm việc ở áp lực PN=10k thì cần momen soắn là 37.3 N/m vậy ta cần lựa chọn bộ chuyền động khí nén có momen soắn lớn hơn 37.3 để lắp đặt là được.

Momen soắn của bộ chuyền động bằng khí nén tỉ lệ thuận với áp suất của khí nén đầu vào. Tức là áp suất khí nén cấp cho bộ chuyền động bằng khí nén càng cao thì momen soắn càng lớn.

Ví dụ: Bộ điều khiển có đường kính piton là 52mm, áp suất khí nén là 3bar tạo ra mô men soắn là 12.48 N.m Cũng là Bộ điều khiển có đường kính piton là 52mm, nhưng ap suất khí nén là 5bar tạo ra mô men soắn là 20.80 N.m.

Momen soắn bộ điều khiển khí nén

Mỗi lại van bướm đều có momen soắn khác nhau, và các size van bướm cũng có momen soắn khác nhau, van bướm size càng lớn thì momen soắn càng lớn.

Chúng ta lấy các thông số momen soắn của van bướm và bộ điều khiển khí nén ở đâu?. Tất cả các sản phẩm chính hãng và chất lượng đều có tài liệu và thông số kỹ thuật rõ ràng và momen soắn cũng là một thông số quan trọng vì vậu chúng ta có thể tìm chỉ số này trong tài liệu của sản phẩm.

Momen soắn của van bướm

Để được tư vấn về sản phẩm và giá van điều khiển bằng khí nén nói riêng và van công nghiệp nói chung xin liên hệ với chúng Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Lê Minh : Mr. Le Dang, SDT: 0975 888 977, Email: ledang.hpvalve@gmail.com.

Rate this post