Các loại nhựa được sử dụng để sản xuất van
U-PVC =Unplasticized Polyvinyl Chloride Là vật liệu đường ống phổ biến nhất để sản xuất van bướm nhựa, van bi nhựa. Nhiệt độ làm việc: 0 – 60°C
C-PVC =Chlorinated Polyvinyl Chloride Là vật liệu tương tự UPVC, nhưng có khả năng chịu nhiệt độ cao. Nhiệt độ làm việc: 0 – 93°C
HI-PVC = High Impact Polyvinyl Chloride Là vật liệu PVC gia cường thêm khả năng chịu va đập. Nhiệt độ làm việc: -5 – 60°C
HP-PVC =High PurityPolyvinyl Chloride Là vật liệu PVC siêu sạch, còn gọi là Clean PVC. Nhiệt độ làm việc: 0 – 60°C
PP-H = Polypropylene Homopolymer Là vật liệu PP có độ cứng cao, chuyên dùng trong công nghiệp.Nhiệt độ làm việc: -20 – 90°C
PP-R = Polypropylene Random Là vật liệu PP có độ linh động cao, chuyên dùng trong dân dụng. Nhiệt độ làm việc: -20 – 90°C
PPG (FRPP) = Glass Reinforced Polypropylene là vật liệu PP được gia cườngthêm khả năng chịu lực. Nhiệt độ làm việc: -20 – 120°C
PVDF = Polyvinyliden Flouride Là vật liệu nhóm Flouropolymer, chịu ăn mòn, chịu nhiệt độ cao, đặc biệt với axit mạnh, hàn tốt. Nhiệt độ làm việc: -40- 120°C.
PTFE = Polytetrafluoro ethylene, hay TEFLON Là vật liệu nhóm Flouropolymer, chịu được hầu hết mọi hóa chất, chịu nhiệt độ cao. PTFE có nhược điểm là không hàn được. Nhiệt độ làm việc: ≤ 260°C. được sử dụng trong các giăng, vòng làm kín của van bi nhựa
ECTFE = Ethylene chlorotrifluoroethylene, Halar® Là vật liệu nhóm Flouropolymer, chịu được hầu hết mọi hóa chất, nhiệt độ cao. Nhiệt độ làm việc: -76 – 150°C.
PFA = PerFluoroAlkoxy Là vật liệu nhóm Flouropolymer, tương tự PTFE, nhưng có tính chất cơ lý tốt hơn và hàn được. Nhiệt độ làm việc: ≤ 260°C.
HDPE= High-density PolyEthylene HDPE là vật liệu đường ống phổ biến nhờ độ bền, dễ thi công và chi phí. HDPE được phân ra thành PE80 và PE100 dựa theo độ bền vật liệu. Nhiệt độ làm việc của HDPE: -40 – 60°C.
Đây là các vật liệu PP hoặc HDPE được cải tiến để thêm vào các tính năng cần thiết như: tự chống cháy – self extinguishing (-s); khả năng dẫn điện – electro conductive (-el) trong một số ứng dụng.
PDCPD = Polydicyclo Pentadiene Là loại vật liệu nhựa có độ bền, độ cứng và chịu va đập tốt. Ngoài ra PDCPD cũng chịu ăn mòn tốt.
FKM – FPM = Fluorocarbon Rubber hay VITON FPM là tên gọi theo chuẩn DIN/ISO, FKM trong chuẩn ASTM, JIS. Có khả năng chịu hóa chất, ăn mòn tốt, làm việc tốt trong môi trường dầu mỡ tốt, chịu nhiệt cao lên tới ≤ 180°C FPM (FKM) thường được dùng chế tạo Seals, O-ring, màng van…
EPDM = Ethylene Propylene Diene Rubber. EPDM là cao su tổng hợp, chịu hóa chất, nhiệt độ, chuyên chế tạo Seals, gasket, màng van. Nhiệt độ sử dụng: ≤ 120°C.
SBR = Styrene Butadiene Rubber. SBR là cao su tổng hợp, chịu mài mòn, chịu lực Nhiệt độ làm việc ≤ 120°C.
NBR = Acrylonitorile Butadiene Rubber. Là cao su tổng hợp, có khả năng kháng ăn mòn, chịu lực tốt, được dùng để làm seals, gaskets Nhiệt độ sử dụng ≤ 120°C.
Ưu điểm của các loại van nhựa
Các loại van nhựa được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Sản phẩm được phổ biến do tính chất vật lý, hoá học của các loại van nhựa PVC (uPVC) có nhiều ưu điểm.
Các loại van nhựa PVC (uPVC) có thể sử dụng trong nhiều điều kiện khác nhau. Trên thực tế, độ bền kéo, uốn và cường độ nén của PVC (uPVC) là khoảng 450 kg/cm2.
Van nhựa PVC (uPVC) có chất lượng vệ sinh nhất trong các loại ống cấp thoát nước, có khả năng chống nấm mốc và không bị nhiễm khuẩn.
Bề mặt trong của ống cực kỳ trơn tru, không hỗ trợ sự phát triển của các chất độc hại hoặc mùi hôi thối. Điều này là tối quan trọng trong việc vận chuyển nước sạch đến các khu dân cư và đô thị.
Các loại van nhựa PVC (uPVC) không bị ảnh hưởng bởi hầu hết axit, kiềm, chất hữu cơ , các loại dầu và chất béo. Van nhựa PVC( uPVC) không thể thiếu cho các ứng dụng công nghiệp và các hệ thống cấp thoát nước.
Tuy là nhựa nhưng van nhựa PVC không bén lửa và bản thân có thể khả năng tự dập lửa. Thêm một lý do để sử dụng loại ống này trong xây dựng.