Các loại van bướm trên thị trường

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại van bướm, để hiểu rõ từng loại, vai trò chủ chúng trong từng ứng dụng cụ thể như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu qua bài viết dưới đây. trước tiên chúng ta cần tìm hiểu chung về các loại van bướm.

Tìm hiểu chung về van bướm

Van bướm là gì?

Van bướm là loại van chuyển động quay một phần tư, được sử dụng để đóng, mở, và điều tiết dòng chảy. Van bướm là thiết bị đóng, mở nhanh chóng. Một vòng quay 90 ° của tay cầm hoặc tay quay (vô lăng) có thể đóng hoặc mở hoàn toàn van. Thông thường, chúng được sử dụng trong các hệ thống không yêu độ chính xác cao.

Van bướm lớn thường được trang bị bộ truyền động loại hộp số (tay quay, vô lăng), tay quay được kết nối với thân thông qua hộp số. Điều này sẽ làm giảm lực nhưng đồng thời giảm tốc độ hoạt động. Loại van này nên được lắp đặt ở vị trí mở.

Nếu van được đóng trong khi lắp đặt, vòng cao su sẽ nêm vào đĩa van và gây khó khăn cho việc mở. Các van có thể được vận hành thủ công bằng tay cầm, tay quay hoặc bộ truyền động theo bất kỳ nhu cầu cụ thể.

các loại van bướm

Van bướm có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng trong cấp nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy và cung cấp khí đốt, trong các ngành công nghiệp hóa chất và dầu mỏ, trong các hệ thống xử lý nhiên liệu, sản xuất điện, v.v …

Một số ưu điểm của loại van này là cấu trúc đơn giản không chiếm quá nhiều không gian, trọng lượng nhẹ và chi phí thấp hơn so với các thiết kế van khác.

Các thành phần cấu tạo nên van bướm

Các loại van bướm thông thường có thân hình tròn ngắn, đĩa tròn, trục và vòng làm kín bằng kim loại hoặc vật liệu mềm như cao su EPDM, PTFE… Bạn có thể thấy các phần trong hình ảnh bên dưới.

cấu tạo van bướm

Thân van: Thông thường thân có hình tròn được chế tạo bằng công nghệ đúc khuôn chính xác với các vật liệu như, gang xám, gang trắng, thép, thép không gỉ (inox, 201, 304. 316), các loại nhựa chịu lực chống mài mòn cao.Thân là một trong những thành phần chính cấu hình nên van. Trên thân van có thể có mặt bích, tai bích hoặc cấu hình dạng wafer.

Đĩa van: Hay còn gọi là cánh van, có dạng hình tròn thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa. Đĩa van có nhiệm vụ chính trong việc đóng mở làm dừng dòng chảy.

Đĩa thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống. Được kết nối với thân van thông qua trục van.

Là phần tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất trên đường ống và cũng là phần sẽ chịu áp lực của dòng lưu chất.

Tùy vào từng môi trường sử dụng mà chúng ta lựa chọn phần cánh van này cho phù hợp với tính chất hóa học của lưu chất ví dụ: nếu lưu chất là nước sạch, khí nén thì chúng ta có thể chọ cánh van là gang; nước thải, lưu chất là hóa chất thì chọn cánh van là inox, lưu chất là hóa chất đậm đặc chọn cánh van là nhựa, v,v…

Vòng làm kín: Là phần làm kín giữa cánh van và thân van giúp cho khi van ở trạng thái đóng thì lưu chất không thể đi qua với một áp lực cho phép nhất định. Phần làm kín này thường được chế tạo bằng vật liệu mềm như cao su EPDM, teflon, PTFE, v.v…

Ngoài ra nếu van doạng wafer vòng làm kín còn có nhiệm vụ làm kín giữa kết nốt mặt bích với thân van mà không cần phải có thêm giăng đệm. Sử dụng một khớp nối can thiệp giữa cạnh đĩa và vòng làm kín để thực hiện việc đóng ngắt. Có thể được gắn với thân hoặc có thể được ép hoặc khoá chặt.

Bộ phận truyền động: là bộ phận giúp chuyển trạng thái van từ trạng thái đóng sang mở hoặc từ mở sang đóng. Phần này cũng là phần mà chúng ta điều chỉnh – điều tiết lưu lượng chảy qua van .

Có hai dạng là điều chỉnh thủ công: tay gạt, tay quay và điều chỉnh tự động như: truyền động bằng khí nén, truyền động bằng điện.

Các loại van bướm trên thị trường Việt Nam

Van bướm dạng wafer

van bướm wafer

Van dạng wafer là loại thông dụng nhất trên thị trường với ưu điểm giá thành rẻ, dễ gia công lắp đặt lên hệ thống đường ống. Được lắp đặt và cố định nhờ bộ bù long dài.

Nhưng bản thân van bướm wafer không tự mình định vị mà phải nhờ vào lực ép từ hai mặt bích của hai đầu ống hai bên. các tai định vị thường thấy ở van bướm wafer chỉ có tác dụng định vị thô giúp cho việc lắp đặt thêm dễ dàng.

Do kết cấu đơn giản, khối lượng nhẹ và giá thành thấp, van bướm kẹp là loại van bướm thông dụng nhất.

Van bướm dạng tai bích ( Lug Type)

van buom tai bich (lug type)

Thân van có các vấu nhô ra dẫn hướng cho các lỗ bu lông khớp với các mặt bích. Van được đặt nằm giữa hai mặt bích của hai đầu ống. Một bộ bu lông gồm những bù long dài sẽ được lắp xuyên qua lổ trên cả ba mặt bích để ép chặt hai đầu ống và van bướm nằm giữa.

Van bướm hai mặt bích

van bướm mặt bích

Có hai mặt bích hai bên được đúc trên thân. Mỗi mặt bích sẽ được ráp nối với mặt bích của ống bằng một bộ bù long, ốc vít riêng biệt.

Van bướm 2 mặt bích thường được dùng trong hệ thống đường ống có đường kính danh nghĩa lớn, áp lực cao. Đây là loại van bướm có giá thành cao trọng lượng lớn không khuyến khích lắp đặt cho hệ thống đường ống có kích thước nhỏ.

Ngoài ra còn có các loại van bướm tự động như: van bướm điều khiển bằng khí nén, van bướm điện….

Rate this post