1. Van điện từ bị nóng vì sao ? – Nguyên nhân van điện từ bị nóng
Van điện từ thường được ứng dụng rất nhiều trong trong các hệ thống đường ống dẫn nước, khí , gas, các hệ thống làm lạnh. Van điện từ nóng lên là do cuộn dây từ, bất cứ van điện từ nào khi hoạt động cũng nóng lên trong nhiệt độ cho phép có thể lên đến 100ºC. Nhưng nếu trong trường hợp quá nóng chúng ta phải xem lại các nguyên nhân sau.
Cách lắp đặt van chưa đúng. Van điện nào cũng phải lắp theo đúng 2 trục, một trục ngang theo hướng mũi tên chỉ hướng dòng chảy của lưu chất. Một trục dọc theo hướng cuộn dây từ ( cuộn coil), vì khi có điện hệ thống sẽ kích hoạt nam chân điện để mở van. Nếu bạn lắp không theo trục này hệ thống không chạy được mà còn làm nóng lên nữa.
Ti van bị kẹt vì 1 lý do nào đó cuộn dây không hút được ti van hoặc điện áp quá cao. Khi đó nó sẽ phát ra tiếng kêu ù ù … khá to liên tục cho đến lúc cuộn dây quá nóng và cháy cháy.
Nguồn điện cấp vào cuộn coil điện từ tăng giảm bất thường trong thời gian làm việc. Kiểm tra lại nguồn điện cấp vào van, lắp đặt thêm bộ ổn áp để điều chỉnh nguồn điện cấp vào.
Mạch điện đấu vào cuộn dây không phù hợp. Kiểm tra lại sơ đồ mạch điện điều khiển và đi dây lại cho cho đúng.
Trong quá trình hoạt động thì trong hệ thống luôn có chất cặn bẩn, những cặn bẩn này có thể là nguyên nhân làm cho van điện từ bị kẹt do vậy. Lắp đặt thêm thiết bị lọc ở trước van điện từ để lọc các cặn bẩn trước khi môi chất đi qua van.
Cuộn coil hoạt động trong một thời gian dài và liên tục sẽ làm cuộn coil điện từ bị nóng lên, nhiệt quá cao sẽ dễ bị cháy. Cần phải kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời
2. Cách khắc phục van điện từ bị nóng và một số vấn đề
2.1 Vì sao van điện từ mở không hết
– Đặc tính điện cấp vào không đúng, kiểm tra lại đặc tính nguồn điện cấp vào.
– Điện áp quá thấp điều chỉnh lại điện áp cấp vào.
– Cặn bám dính, piston chuyển động không hết hành trình. Kiểm tra lại van điện từ làm sạch các cặn bẩn, lắp đặt thêm phin lọc trước van điện từ để lọc bẩn.
– Cháy cuộn dây thay lại cuộn coil điện từ khác.
– Chênh lệch áp suất qua van quá lớn do áp suất do áp suất do lưu lượng gas lạnh quá lớn làm cho áp lực đóng mở van lớn. Cần kiểm tra lại cuộn coil điện từ và thay thế lại cuộn coi khác hoặc thay van.
2.2 Van điện từ không đóng hay đóng không kín
– Cặn bám dính, piston chuyển động không hết hành trình. Kiểm tra lại van điện từ làm sạch các cặn bẩn, lắp đặt thêm phin lọc trước van điện từ để lọc bẩn.
– Mạch điện không ngắt, van chỉ mở. Kiểm tra lại mạch điều khiển và chỉnh lại để khi có tín hiệu ngắt thì van đóng lại.
– Van quá nhỏ nên vận tốc chuyển động cao, piston bị giữ lại không mở. Kiểm tra lại van và tiến hành thay van khác.
– Hở xylanh, piston tạo áp suất làm piston mở. Kiểm tra van điện từ và thay lại.
2.3 Nóng cuộn coil điện từ
– Khi cuộn dây hoạt động trong một thời gian dài sẽ làm cuộn coil điện từ bị nóng dễ bị cháy.
2.4 Tiếng kêu liên tục phát ra từ van điện từ
- Lỏng vỏ cuộn dây, kiểm tra lại cuộn coil thay lại cuộn coil khác.
- Lỏng lõi cuộn dây, kiểm tra lại cuộn coil thay lại cuộn coil khác.
- Cặn tập trung nhiều, làm sạch cặn lắp thêm phin lọc gas.
2.5 Va đập thủy lực
– Các loại van hoạt động nhanh có thể gây nên va đập thủy lực trên đường ống dẫn gas lỏng.
2.6 Lí do van điện từ không mở?
– Khi van điện từ không mở chúng ta cần phải kiếm tra:
– Kiểm tra bụi bẩn trong van.
– Kiểm tra bên ngoài van điện từ xem có bị hư hỏng do tác động bên ngoài hay không? Như có vật gì va chạm, hay vật gì rơi trúng van không …
– Kiểm tra đường ống cân bằng xem có bị dơ hay vật lạ ở bên trong hay không?
– Kiểm tra ống dẫn hướng phin lọc hay ống dẫn hướng
– Kiểm tra lõi động trong van điện từ có bị kẹt hay không?
– Kiểm tra điện áp trên cuộn coil điện từ xem có điện không?
+ Lưu ý: không bao giờ lấy cuộn coil điện từ ra khỏi van khi đang có điện, điều đó có thể làm cho cuộn coil điện từ bị cháy.
– Kiểm tra xem điện áp, tần số cấp vào cuộn coil có đúng với các thông số nguồn điện cấp vào trên cuộn coil điện từ hay không? Điện áp sai số cho phép là ± 10% .
Lí do cuộn coil điện từ bị cháy?
Cuộn coil điện từ bị cháy do một số nguyên nhân sau:
- Áp lực different quá cao (van sẽ không mở và do đó tiêu thụ quá nhiều điện năng)
- Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hay nhiệt độ môi chất bên trong quá cao cũng làm cho cuộn coil điện từ bị cháy.
- Độ ẩm trong cuộn dây điện từ không phù hợp với IP của nó.
- Sự khác biệt giữa van điện từ dạng trực tiếp và dạng gián tiếp
- Sự khác biệt về tính chất vật lý:
- Cuộn coil dạng trực tiếp có cuộn ứng điện để điều khiển môi chất trong hệ thống.
- Cuộn coi điện từ dạng trợ động vừa có cuộn ứng điện và màng cao su để đóng mở van.
Sự khác biệt về áp suất:
- Cuộn coi điện từ dạng trợ động chỉ cần một lực nhỏ là có thể mở được van.
- Cuộn coi điện từ dạng trực tiếp cần một lực lớn hơn để mở van.
Van điện từ dùng cho loại những loại lưu chất nào?
Van điện từ có thân làm từ nhiều vật liệu khác nhau nên phù hợp với hầu hết các loại môi chất điều khiển như nhớt, gas lạnh, xăng, dầu, boiler …
Trên đây là một số cách khắc phục khi van điện từ bị nóng.