Van bướm 1 chiều là gì

1. Van bướm 1 chiều là gì?

Van bướm 1 chiều (tiếng anh: dual plate check valve) là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn, cho phép dòng lưu chất chỉ đi qua theo một hướng nhất định và ngăn cản dòng lưu chất đi theo hướng ngược lại.

Là dòng van chặn nối bích hoặc wafer, với thiết kế đặc trưng chống dòng chảy ngược, đồng thời có tác dụng điều chỉnh hướng dòng nước, cho nên van còn được gọi là van điều tiết, hay van hãm, van khóa, van kiểm soát dòng chảy chất lỏng/khí. Van bướm 1 chiều là một tên gọi khác của van một chiều cánh bướm.

van bướm 1 chiều

Van 1 chiều cánh bướm có cấu tạo cơ bản như sau:

Lá van loại cửa đôi dạng cánh bướm, có tác dụng ngăn cản, giảm thiểu va chạm thủy lực

Có kết cấu nhỏ gọn nhờ thiết kế nối bích hoặc wafer, giúp làm giảm thiểu tối đa kích thước và trọng lượng van

Vật liệu chế tạo chính là gang xám/gang cầu hoặc thép không gỉ bền với tương tác và va đập từ môi trường (tùy yêu cầu)

Toàn bộ mặt trong và ngoài van đều được sơn phủ bảo vệ một lớp Epoxy dày (250 micron) với màu xanh đặc trưng

Áp lực lên vỏ van: 15/24/27.5 bar (tương đương với thông số PN 10/16/25)

Áp lực lên đế van: 11/17.6/27.5 bar (tương đương với PN 10/16/25)

Đường kính cổng xả DN 50-800 mm

Áp suất hoạt động: 10/16/25 kgf/cm2

Van hoạt động nhờ lực đẩy của dòng chảy (lỏng hoặc khí) tự nhiên, khi dòng chảy dịch chuyển sẽ tạo lực đẩy đẩy cửa van 1 chiều hoạt động, và khi ngắt dòng chảy, nhờ trọng lượng cửa van, cửa cổng sẽ tự động đóng lại.

Thích hợp ứng dụng cho đa dạng hệ thống chất lỏng, hơi như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống HVAC, PCCC, hệ thống kỹ thuật nhiệt, hơi, hệ thống thông gió, điều hòa không khí ..
Cấu tạo van bướm 1 chiều

2. Lắp đặt và vận hành van bướm một chiều

Dưới đây là một số chú ý trong láp đặt và vận hành van một chiều nói chung và van bướm 1 chiều nói riêng.

Kích thước của đường ống và van phải đồng nhất

Giữa hai mặt bích của đường ống và van cần phải có đệm làm kín

Xiết bulong,đai ốc từ từ theo mặt phẳng

Chú ý về khoảng cách, một khoảng cách tối thiểu cần được đánh giá cao giữa van một chiều và các yếu tố khác

Chú ý đến cánh đập của van, chu trình sử dụng, tránh lưu lượng đập và cách sử dụng không bình thường của van.

Van một chiều dạng bi (ball check valve):Với van bi một chiều có DN>250; có thể lắp theo hướng trục thay đổi để làm giảm búa nước tại thời điểm bi đi xuống, trong trường hợp lắp ngang, cẩn thận dưới áp lực thấp (đóng bi), trên những van một chiều dạng bi, đinh ốc vít có thể mở bằng tay khi vận hành.

Van một chiều kẹp (sandwich check valve):-Lắp van bằng cách sử dụng cái móc(hook), khi lắp theo chiều ngang, trục của móc theo chiều đứng của ống,không được móc chéo .

Van 1 chiều bướm dạng 2 cánh lật : Đảm bảo và vận hành đúng của lò so hồi, đối với DN >150 không được lắp van với lưu chất xuống, trong trường hợp lắp ngang trục của van phải theo chiều thẳng đứng

Đối với loại van nối ren thì cần tuân theo tiêu chuẩn nối ren ISO 228-1

Tất cả các mối nối ren kiểm tra răng trên ống xa nhất phải cách ren trong cuối cùng của van với khoảng cách là 1mm tránh việc đầu của đường ống chạm và cửa van

Lắp đặt van bướm 1 chiều

3. Bảo trì van 1 chiều bướm inox .

Đối với van bướm một chiều thì phần mà chịu tác dụng lực nhiều nhất là trục van và cánh van, van một chiều sau một thời gian sử dụng thì phần đệm làm kín giữ cánh van và thân van sẽ bị mòn thậm chí sẽ bị bong ra do áp lực, do các hạt vật chất có lẫn trong chất lỏng bám lại gây kênh giữa nắp van và thân van.

Do đó không có độ kín khít giữa nắp van và thân van.

Nếu đệm làm kín bị bong ra thì nắp van và thân van sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau lúc này sẽ không đảm được độ kín khít và van sẽ rất nhanh hỏng.

Để van được hoạt động tốt và lâu dài thì tốt nhất là từ 3- 6 tháng một lần những người trực tiếp vận hành cần phải:

Van một chiều được sử dụng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa, … Ngoài ra van một chiều còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng-khí khi có sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.

Hình ảnh van bướm 1 chiều

4. Một số thương hiệu van bướm một chiều tại Việt Nam

AUT, ATV, ARV Malaysia

FAF, Eko Thổ Nhĩ Kỳ

Emico, Đài Loan

Toyo, Kitz Nhật Bản

Samwoo, SSV Hàn Quốc

Và còn nhiều thương hiệu khác từ các nước trên thế giới…..

Rate this post