Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là gì? Đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Các thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt. Xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất hiện nay. Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây các bạn nhé

Khái niệm nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là gì
Nước thải sinh hoạt là gì

Nước thải sinh hoạt (Tên tiếng anh là Domestic Wastewater) là dạng nước thải được hình thành từ quá trình sử dụng trong các hoạt động thường ngày của con người như tắm giặt, vệ sinh, cọ rửa, lau chùi ở hộ gia đình, khu dân cư, tòa nhà, công sở….

Nước thải sinh hoạt được sử dụng ở các hộ gia đình, các cơ quan, khu dân cư, khu đô thị và được thải trực tiếp ra môi trường sau khi sử dụng. Song song với việc phát triển của các khu đô thị, thành phố lớn cũng kéo theo việc nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm tới môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Nó gây ra ô nhiễm nguồn nước và là thực trạng đáng báo động ở tất cả các quốc gia cũng như Việt Nam chúng ta

Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà vệ sinh, hầm cầu, toilet công cộng

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh

Là loại nước thải có chứa các chất thải của con người cũng như vật nuôi như phân, nước tiểu, chất dịch, giấy vệ sinh, khăn ướt…đây là loại nước thải có chứa rất nhiều các loại chất ô nhiễm và mầm bệnh. Hiện nay đa số đã có các bể xử lý tự hoại nhưng một số hộ gia đình, khu dân cư vẫn còn có thói quen thải trực tiếp vào môi trường như các kênh, cầu ao, sông gây ô nhiễm môi trường

Đa số nước thải này đều có mùi hôi và màu đặc đen. Nguyên nhân của việc bốc mùi ở các khu vực nhà vệ sinh là do vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ có trong bể phốt bị chết do thời gian sử dụng quá dài hoặc lượng nước thải, chất thải quá lớn gây ra tình trạng tác nghẽn toilet. Vì vậy đôi khi chúng ta phải sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý mùi trong bồn cầu

Nước thải sinh hoạt từ hoạt động nấu nướng, nhà bếp

Nước thải sinh hoạt từ nấu ăn chế biến thực phẩm
Nước thải sinh hoạt từ nấu ăn chế biến thực phẩm

Trong hoạt động của con người bất kể một gia đình nào cũng có hoạt động nấu ăn và có khu nhà bếp. Từ công việc nấu ăn, chế biến thực phẩm ở hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn với hàm lượng dầu mỡ, của động vật, thực vật chất hữu cơ khá cao

Việc dầu mỡ của động vật, dầu thực vật trong nấu ăn việc đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến là hệ thống thoát nước với các váng mỡ lắng đọng ở các miệng ống thoát cũng như trong đường ống gây hiện tượng tắc ống

Ngoài ra các loại vụn thức ăn từ hữu cơ đến vô cơ cũng có thể gây bốc mùi khó chịu kèm theo nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc, mầm bệnh gây hại cho sức khỏe và môi trường sống của con người

Nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ việc tắm giặt tẩy rửa

Nước thải từ hoạt động tắm rửa vệ sinh cá nhân
Nước thải từ hoạt động tắm rửa vệ sinh cá nhân

Hoạt động của con người chúng ta thì tắm giặt là nhu cầu cần thiết và hàng ngày. Nước thải từ hoạt động tắm giặt, cọ rửa nhà vệ sinh, nhà tắm, bồn cầu thường có thêm các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước tẩy rửa, hóa chất….

Các loại hóa chất này kết hợp với lượng nước sử dụng tạo ra nước thải có lẫn hóa chất. Tuy nhiên nước thải từ việc tắm giặt vệ sinh cá nhân được đánh giá là ít ô nhiễm hơn so với các loại nguồn gốc nước sinh hoạt khác. Trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt thì nó được xả thẳng vào các bước sau mà không cần qua bước đầu tiên ở quá trình xử lý nước thải.

Bạn có biết hệ thống xử lý nước thải thường sử dụng các van công nghiệp về inox bởi khả năng chống ăn mòn và rỉ sét

  • Van cổng inox
  • Van bướm inox
  • Van bi inox
  • bạn có thể xem nhiều hơn tại đây

Thành phần của nước thải sinh hoạt

Thành phần của nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh hoạt

Cùng điểm qua thành phần của nước thải sinh hoạt hiện nay cũng giống như nước thải công nghiệp nói chung nó gồm có các chất cơ bản như sau:

Nước thường

Nước là thành phần chính của nước thải sinh hoạt. Nó cũng giống như nước thải công nghiệp mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước. Lượng nước có trong này chiếm đến 95%, 5% còn lại là các loại chất khác cụ thể như sau:

BOD trong nước thải – Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

BOD là chỉ số hay trong xử lý nước người ta gọi là thước đo để chỉ lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Lượng chất BOD này như chúng tôi chia sẻ nếu chưa được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường có thể làm chết các loại tôm, cá, sinh vật sống dưới nước. Chúng ta có thể biết đến hàng loạt các vụ cá chết ở sông, hồ. Một phần nguyên nhân chính của nó chính là do chỉ số BOD bị xả ra khi chưa được xử lý

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

Hoạt động nước thải sinh hoạt cũng có thể đưa ra ngoài môi trường hoặc hòa lẫn vào lượng nước sử dụng các loại khoáng chất, kim loại của các chất vô cơ, hữa cơ mà hoạt động của con người chúng ta thải ra

  • Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, bùn, gỉ sét,..)
  • Chất hữu cơ không tan
  • Các vi sinh vật

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải

Là hàm lượng chất rắn trong quá trình sử dụng sinh hoạt thải ra ngoài môi trường. Đa số chúng là các loại chất rắn không tan gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như các loại vi sinh vật

Mầm bệnh

Mầm bệnh là một thành phần không thể thiếu được trong cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp nói chung. Nước thải sinh hoạt cũng không hề thiếu các loại mầm bệnh đến từ con người, từ việc vệ sinh, máu, vết thương, hoạt động nấu ăn…

Chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng trong các hoạt động nấu ăn ở nhà bếp, khu nấu ăn chung được hòa lẫn vào nước thải. Nhìn chung các chất dinh dưỡng này chưa được phân hủy nếu đưa ra môi trường có thể làm một số loại thực vật có hại phát triển gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái và môi trường

Các tính chất của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt gây mùi khó chịu
Nước thải sinh hoạt gây mùi khó chịu

Tính chất vật lý của nước thải sinh hoạt

Tính chất vật lý của nước thải sinh hoạt chính là những gì chúng ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và ngửi thấy. Cụ thể nước thải sinh hoạt có những tính chất vật lý như sau:

  • Về nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu và môi trường sống cũng như điều kiện sử dụng
  • Về màu sắc: Đa số các loại nước thải sinh hoạt thường có màu nâu hoặc màu đen là đặc trưng. Nhưng cũng có loại màu như nước thường khi hoạt động tắm rửa của con người
  • Độ đục:Do các hạt rắn lơ lửng không tan tạo ra và những chất hữu cơ phân hủy tạo ra. Nước càng đục thì độ bẩn càng nhiều.
  • Về mùi vị: Tùy vào môi trường và đặc điểm của nơi sử dụng mà mùi của nước thải sinh hoạt sẽ khác nhau: Ví dụ như bồn cầu, cống thường có vị hôi đặc trưng

Tính chất hóa học

  •  Độ pH: Có vai trò thiết yếu trong quá trình xử lý, cho phép chọn ra phương án phù hợp hoặc chỉnh lượng hóa chất trong lúc xử lý nước.
  • Chỉ số DO: Oxy có vai trò duy trì sự sống cho vi sinh vật dưới nước. Ở môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, oxy sẽ sử dụng nhiều cho quá trình hóa sinh, gây ra tình trạng thiếu hụt oxy lên cấp báo động.
  • Chỉ số BOD: Đây là oxy cần để thực hiện oxy hóa chất hữu cơ bằng những vi sinh vật hiếu khí và hoại sinh. Do đó, đây được gọi là quá trình oxy hóa sinh học. Chỉ số COD: Là lượng oxy cần để thực hiện oxy hóa, hóa học chất hữu cơ có trong nước trở thành CO2 và H2O nhờ quá trình oxy hóa mạnh.

Thành phần sinh học

Đây là nhóm vi khuẩn gây hại có mặt rất nhiều trong nước thải sinh hoạt. Chúng có thể ký sinh trong cơ thể thực vật, động vật và gây ra các bệnh về đường tieu hóa cho con người  và động vật.  Vì thế, cần xử lý tốt nhóm vi khuẩn này trước khi xả ra môi trường. Chúng cũng có thể là thành phần giúp phát triển các loại tảo, nấm độc gây hại cho môi trường xung quanh khi chưa được xử lý kịp thời

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Tác hại đến nguồn nước xung quanh

Nước thải gây ô nhiễm nguồn nước
Nước thải gây ô nhiễm nguồn nước

Tác hại đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến chính là ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn nước xung quanh cũng như nguồn nước sạch, nước ngầm

Việc xả nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý trực tiếp theo thói quen hiện nay ra các hồ, ao, sông, suối đầu tiên là gây ảnh hưởng, ô nhiễm các nguồn nước tiếp nhận này. Những thành phần độc hại trong nước thải sinh hoạt sẽ hòa lẫn vào các nguồn nước tiếp nhận. Do đó làm thay đổi cấu trúc và hàm lượng các chất có trong nguồn nước đó. Nếu con người sử dụng ngược lại nguồn nước này sẽ là một điều cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra các loại sinh vật, thực vật sống trong môi trường này cũng bị ảnh hưởng trực tiếp

Ngoài ra đối với việc xả nước thải sinh hoạt ngấm xuống nguồn nước ngầm, các bể phốt bị rò rỉ cũng có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm mà chúng ta đang sử dụng

Tác hại đến môi trường đất

Thói quen bón các loại phân tươi của người, động vật vào đất
Thói quen bón các loại phân tươi của người, động vật vào đất

Nước thải sinh hoạt khi xả trực tiếp ra môi trường đất gây ảnh hưởng và làm thay đổi các chất có trong đất. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loại thực vật và vi sinh vật trong đất

Ngoài ra thói quen ở các vùng nông thôn hiện nay là tưới các loại nước tiểu, phân tươi của người và động vật trực tiếp lên đất. Điều này gây mất vệ sinh và tạo ra nhiều loại vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho con người cũng như gây mùi hôi, thối ô nhiễm môi trường không khí

Tác hại đến đời sống con người

Tác hại nguy hiểm nhất của nước thải sinh hoạt chính là đến con người chúng ta. Thật buồn là chính lượng nước thải từ cuộc sống hàng ngày lại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người

Thành phần trong nước thải sinh hoạt như chúng tôi đã nêu ở trên bao gồm rất nhiều các loại vật chất và mầm bệnh nguy hiểm. Khi môi trường cũng như nguồn nước ô nhiễm gây ra nhiều loại bệnh cho con người như dịch tả, đường ruột, hô hấp, ngộ độc và hiện nay việc ô nhiễm môi trường còn tăng nguy cơ bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt

Trong bài viết này chúng tôi không cập nhật quá sâu về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt mà chúng tôi chỉ đề cập qua cho bạn đọc biết được quá trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay như thế nào.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hóa chất

Là phương pháp sử dụng các loại hóa chất chuyên dùng để xử lý nước thải. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng phản ứng hóa học của các loại hóa chất cho vào nước thải. Phương pháp này sử dụng các chất Oxy hóa như Clo dạng khí/hóa lỏng, clorat canxi, dioxit clo, hypoclorit và natri, bicromat kali, pemanganat kali, oxy không khí, ozon… để làm sạch nước thải.

Chúng ta cũng có thể dùng tại nhà với các loại như dung dịch tẩy rửa bồn cầu, bột thông cống, thông bể phốt. Còn đối với các đơn vị chuyên xử lý thu gom nước thải thì họ dùng các loại hóa chất công nghiệp trong một quy trình khép kín

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

  • Sử dụng phương pháp kị khí: Dùng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, cho chúng hoạt động trong điều kiện không có oxy để xử lý các chất bẩn trong nước thải.
  • Sử dụng phương pháp hiếu khí: sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí, trong điều kiện cần cung cấp oxy liên tục.

Ở đây người ta sử dụng các loại vi sinh vật kỵ khí hoặc hiếu khí để có thể chuyển hóa các loại chất hữu cơ có trong nước thải sinh học. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các đơn vị chuyên xử lý nước thải

Có thể bạn chưa biết: Để đo lưu lượng nước thải đã qua xử lý người ta sử dụng các loại đồng hồ đo lưu lượng nước thải:

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý

Đây là phương pháp dựa vào các phản ứng cụ thể như oxy hóa khử, phản ứng kết tủa hoặc phân hủy chất độc hại. Giống như việc chúng ta đưa vào nước thải một chất nào đó để tạo ra các phản ứng nhằm loại bỏ các loại chất không mong muốn ra khỏi nước thải. Có thể là Keo tụ tạo bông, trích ly, trung hòa….

Một số tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về nước thải sinh hoạt

  •  TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) Chất lượng nước – Tiêu chuẩn để xác định độ  pH có trong nước thải sinh hoạt
  • TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) – Chất lượng nước – Được dùng để Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) – phương pháp cấy và pha loãng
  • TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) – Chất lượng nước – Là tiêu chuẩn Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
  • TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) – Chất lượng nước – Được sử dụng để Xác định hàm lượng tổng chất rắn hoà tan.
  • TCVN 4567-1988 – Chất lượng nước – Tiêu chuẩn dùng để Xác định hàm lượng gốc sunphua và sunphát.
  • TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
  • TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.
  • TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988) – Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh.
  • TCVN 6622 – 2000 – Chất lượng nước – Xác định chất hoạt động bềmặt. Phần 1: Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng phương pháp đo phổ Metylen xanh.
  • TCVN 6494-1999 – Chất lượng nước – Xác định các ion Florua,Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan bằng sắc ký lỏng ion.
  • TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) – Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu n hiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.
  • TCVN 6187-2 : 1996 (ISO 9308-2 : 1990) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt v à escherichia coligiả định -Phần 2: Phương pháp nhiều ống.

Nguồn: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT – Bộ tài nguyên và môi trường ban hành

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về nước thải sinh hoạt là gì? Các thành phần trong nước thải sinh hoạt. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. Cùng với đó là các tiêu chuẩn cơ bản về nước thải sinh hoạt mà tôi giới thiệu qua cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, bạn cũng có thể xem thêm bài nước thải công nghiệp là gì ?

Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *