Mặt bích thép mạ kẽm

1 Mặt bích thép mạ kẽm là gì?

Mặt bích thép mạ kẽm hay còn gọi là mặt bích nhúng kẽm. Là loại mặt bích được mạ phủ một lớp kẽm mỏng lên toàn bộ bề mặt giúp cho mặt bích được bền hơn, dùng để kết nối đường ống, van, máy bơm và các thiết bị khác để tạo thành một hệ thống đường ống.

Mạ kẽm nhúng nóng là một quá trình trong đó mặt bích thép được ngập trong kẽm nóng chảy ở nhiệt độ 850 độ F. Trong quá trình này, kẽm nóng chảy phản ứng với thép tạo thành các lớp hợp kim kẽm mỏng. Các lớp này tạo thành một tường bảo vệ chống ăn mòn đặc biệt so với các phương pháp khác. Điều này giúp tăng tuổi thọ và năng suất của mặt bích.

 

Mặt bích thép mạ kẽm đã được sử dụng trong gần 2.000 năm vì ưu điểm của nó có thể tồn tại trong một thời gian rất dài và chống gỉ. Mặt bích thép mạ nhúng nóng và thép mạ điện được chế tạo bằng các phương pháp khác nhau và lớp mạ đày mỏng hoàn toàn khác nhau.

Bích thép mạ kẽm được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng khác nhau, từ ống dẫn HVAC đến thùng làm vườn… Trên bề mặt làm cho nó trông sáng bóng, nhưng cũng làm cho nó bền hơn và chống ăn mòn.

2 Vì sao dùng mặt bích thép mạ kẽm?

Các vật liệu như thép không gỉ hoặc nhôm không phải là một lựa chọn đơn giản vì sự khác biệt về chi phí. Về mặt kinh tế, nhôm đắt hơn thép, và thép không gỉ đắt hơn rất nhiều so với nhôm. Hơn nữa, thép có thể có một số đặc tính vật lý nhất định, chẳng hạn như cường độ hoặc trọng lượng nhất định cho một ứng dụng cụ thể. Lớp mạ kẽm tốt hơn các loại như sơn hoặc lớp phủ khác.

Tóm lại mặt bích thép mạ kẽm là hàng “ ngon, bổ rẻ” như chúng ta thường nói. Bền về vật lý, đẹp về mỹ quan, rẻ về kinh tế. Để trả lời đầy đủ câu hỏi “Vì sao dùng mặt bích thép mạ kẽm?” chúng ta cung xem phần ưu điểm dưới đây.

chọn mặt bích

Bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường: Mặt bích thép mạ kẽm vượt trội so với thép carbon sơn về mặt tiếp xúc với các yếu tố. Chúng cũng bền hơn, do khả năng chống ăn mòn do mưa và các vấn đề thời tiết / khí hậu tự nhiên khác.

Giá cả phải chăng: Mặt bích thép mạ kẽm nhúng nóng có thể thay thế tốt cho hợp kim không gỉ nhưng lại chó chi phí thấp, chúng là một sự thay thế tuyệt vời cho mặt bích thép carbon tiêu chuẩn. Lưu ý điều này phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể của bạn, nếu lưu chất là hóa chất nóng, đậm đặc vượt trội thì không thể sử dụng mặt bích dạng này, chúng ta phải chuyển qua các loại mặt bích khác như nhựa, inox..

3 Ứng dụng của bích mạ kẽm

Phụ kiện bích thép đen và bích thép mạ kẽm là hai loại mặt bích phổ biến nhất được sử dụng trên đường ống chất lỏng và khí đốt. Cả loại này đều được làm bằng thép, tuy nhiên bích mạ kẽm có lớp mạ một lớp kẽm mỏng trên bề mặt còn bích đen thì không, lớp mạ này giúp cho mặt bích bền hơn. Bích thép đen có xu hướng bị ăn mòn dễ dàng hơn do đó nó phù hợp hơn với hệ thống vận chuyển khí, bích mạ kẽm phù hợp với cả hệ thống nước và khí.

Bích mạ kẽm được phủ một lớp kẽm làm nó có khả năng chống ăn mòn cao hơn và giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các khoáng chất sẽ chặn đường ống. Bích mạ kẽm chủ yếu được sử dụng trong hệ thống cung cấp nước cho các tòa nhà, gia đình và thương mại.

ứng dụng

Được sử dụng cho vô số ứng dụng ngoài trời và công nghiệp vì khả năng chống ăn mòn của môi trường. Mặt bích mạ kẽm có thể được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng ngoại trừ đường ống ngầm. Mặc dù chúng hoạt động tốt nhất với hệ thống nước lạnh, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng với nước nóng. Ưu điểm chính của việc sử dụng phụ kiện mạ kẽm là khả năng chống gỉ vượt trội so với phụ kiện thép đen và đồng. Phụ kiện bích mạ kẽm không nên sử dụng với các ứng dụng khí đốt.

Bích thép mạ cũng thường được sử dụng trong các hệ thống phun nước chữa cháy do khả năng chịu nhiệt cao và cho các đường cấp nước do khả năng chống lại thiệt hại của nước.

4 Kích thước và tiêu chuẩn

Cũng như các loại mặt bích khác, mặt bích thép mạ kẽm cũng có các kích thước và các tiêu chuẩn khác nhau.

Kích thước mặt bích mạ kẽm

Kích thước mặt bích bao gồm đường kính trong, đường kính ngoài, đường kính danh nghĩa. Chúng ta thường sử dụng 3 đơn vị đo để gọi kích thước mặt bích

Phi (Φ): là đường kính ngoài của ống được tính bằng đơn vị milimet (mm) và được làm tròn. Ví dụ đường ống có đường kính ngoài là 21.31mm thì được gọi là ống phi (Φ) 21, ống có đường kính ngoài 26.67mm thì được gọi là ống phi (Φ) 27…

DN: Là đường kính danh nghĩa, viết tắt của nominal diameter trong tiếng Anh. Tương tự như tiêu chuẩn NPS của Châu Âu. DN phù hợp với tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) và được áp dụng cho tất cả hệ thống ống nước, khí đốt tự nhien, dầu nóng và đường ống sử dụng trong các tòa nhà. Ví dụ: đường ống có đường kính ngoài là 21.31mm thì được gọi là ống DN15, ống có đường kính ngoài 26.67mm thì được gọi là ống phi (Φ) DN20…

Inch (″): là đơn vị chiều dài được sử dụng chủ yếu ở nước Mỹ và Canada. Tại Việt Nam, đơn vị này được dùng trong ngành công nghiệp ống thép và phụ kiện để diễn tả độ dài hay độ dày thành ống.

bảng chuyển đổi đơn vị

Tiêu chuẩn

Các thông số tiêu chuẩn gồm có: Tâm lỗ, độ dày, số lỗ bu lông, đường kính lỗ bu lông…

Mặt bích có nhiều tiêu chuẩn như Ansi, Jis, BS, Din… Mỗi vùng miền hoặc mỗi quốc gia lại sử dụng một tiêu chuẩn khác nhau.

Chúng ta có thể tham khảo chi tiết các loại tiêu chuẩn của mặt bích tại trang “MẶT BÍCH, TIÊU CHUẨN MẶT BÍCH JIS, DIN, ANSI, BS

Rate this post