Phần 01. khí nén là gì? Tìm hiểu về khí nén

1. Khí nén là gì? Tìm hiểu về khí nén

Do nhu cầu sử dụng khí nén ngày càng cao trong cuộc sống hằng ngày và trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều sử dụng hệ thống khí nén . Vậy theo bạn khí nén là gì? Nó có những đặc trưng gì? Ứng dụng của khí nén trong công nghiệp như thế nào? Hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các vẫn đề đó dưới đây nhé.

Khí nén quanh chúng ta
Khí nén quanh chúng ta

– Khí nén là loại năng lượng được tạo ra từ không khí bình thường có sẵn ở thiên nhiên hoặc các phản ứng hóa học tạo ra và được nén ở áp suất 3000 Psi đến 3600 Psi. Để sử dụng được khí nén ta cần có các thiết bị chuyên dùng như máy nén khí, bình chứa khí, bình tích áp, máy sấy khí, lọc khí…

– Theo Wikipedia đưa ra khái niệm khí nén là dạng không khí được giữ dưới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Khí nén là một dạng năng lượng quan trọng dùng để sử dụng trong công nghiệp và dân dụng. Khi nén khí ở dạng áp suất lớn hơn áp suất không khí, khí nén khi giải phóng ra sẽ tạo ra năng lượng.

– Khí nén là một dạng năng lượng an toàn, an toàn với môi trương là một dạng năng lượng dồi dào, có sẵn ngoài thiên nhiên như kiểu năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước…Ở Châu Âu ngày này khí nén là dạng năng lượng được sử dụng nhiều thứ 4 sau năng lượng điện, nước và khí đốt tự nhiên. Và họ cũng sử dụng 10% năng lượng điện cho việc tạo ra khí nén sử dụng

2. Đặc điểm của khí nén

Đặc điểm của khí nén
Đặc điểm của khí nén

Khí nén là khí tự nhiên, không độc không cháy và thành phần của nó có chứa oxy chiếm 21%, ni tơ chiếm 78% và nó cũng có một số đặc điểm cần chú ý như sau để có thể sử dụng khí nén hợp lý và hiệu quả nhất

  • Về số lượng: Đây là dạng năng lượng có sẵn từ thiên nhiên, có thể nói nó là năng lượng vô hạn, dồi dào giống như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…Khí nén sau khi sử dụng sẽ được thải ra ngoài môi trường và lại được tái sử dụng
  • Về nhiệt độ: Không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của nhiệt độ ở môi trường xung quanh, nhưng chúng ta nên giới hạn ở mức 0 -99°C
  • Về vận tốc: Đây là dạng năng lượng có lưu tốc lớn có thể đạt tốc độ cao nhờ việc nén không khí càng lớn tốc độ các cao. Tốc độ đo được trong các xi lanh là 1-2m/s
  • Về môi trường: Đây là một dạng năng lượng sạch có sẵn từ thiên nhiên. Được làm sạch bụi bẩn, tạp chất, nước trước khi đưa vào sử dụng nên đảm bảo độ an toàn khi sử dụng. Vì thế khí nén sạch có thể sử dụng đặc thù yêu cầu chất lượng cực cao như ngành chế biến thực phẩm, chế tạo
  • Về cháy nổ: Dạng khí nén không có khả năng cháy nổ, vì thế nên khí nén thường được sử dụng ở những môi trường có khả năng cháy nổ để thay cho các dạng năng lượng khác như điện, xăng, gas, dầu…Và khí nén người ta thường sử dụng ở mức áp suất 6bar nên việc phòng chống cháy nổ và tai nạn là một điều tương đối đơn giản và dễ dàng
  • Về vận chuyển: Khí nén có thể vận chuyển dễ dàng thông qua các đường ống ở cự ly nhất định, và nó cũng có thể được nén vào các bình chứa để phân phát vận chuyển trong hệ thống. Ngoài ra khi sử dụng xong khí nén không cần đường ống để khí nén quay về mà nó sẽ trực tiếp thải ra ngoài môi trường
  • Về lưu trữ: Khí nén được tạo ra liên tục và được lưu trữ trong các thiết bị chứa. Chính vì thế máy nén khí, máy tạo khí nén không cần phải hoạt động một cách liên tục
  • Về tính điều chỉnh: Khí nén khi sử dụng có thể dùng các thiết bị đi kèm để điều chỉnh sự hoạt động và năng lượng khí nén khi cấp vào có thể điều khiển khí nén vô cấp
  • Về độ an toàn: Một trong những lý do khí nén được phổ biến hiện nay chính là sự an toàn khi sử dụng. Thiết bị sử dụng điện có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Điện rò rỉ có thể gây tai nạn cho người sử dụng, điện chập cháy có thể gây cháy nổ dẫn tới mất mát tài sản và thương vong không mong muốn

3. Khí nén trong cuộc sống

Khí nén trong cuộc sống
Khí nén trong cuộc sống

Khí nén ở quanh chúng ta tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Nó có thể xuất hiện đầy bất ngờ khi tôi nêu ra một vài điểm ứng dụng trong cuộc sống hiện nay và còn nhiều hơn nữa trong tương lai sau này.

– Trong vui chơi giải trí: Bạn có biết đến bóng bay không? Bạn đã bao giờ thổi chúng chưa? Tôi chắc là ai cũng có ít nhất 1 lần thổi bóng bay phải không nào. Khi thổi bóng bay bạn chính là máy tạo khí nén còn bóng bay là bình chứa khí đấy ạ. Thổi thật căng ta mở đầu bóng bay ra, khí tràn ra ngoài đó là khí nén đấy ạ. Rất hay đúng không nào

Các trò chơi như bắn súng sơn, bắn súng thể thao đều sử dụng khí nén để sử dụng đẩy đạn sơn hoặc đạn giấy ra khỏi nóng đấy các bạn ạ

– Trong các trò chơi của trẻ em chúng ta thấy có các đoàn tàu lượn siêu tốc ở các khu vui chơi, họ sử dụng máy tạo khí nén làm hệ thống phanh cho các đoàn tàu dừng lại một cách an toàn

– Khi bạn đi xe máy, xe đạp, ô tô chúng ta không may bánh hết hơi khi vào tiệm họ đều sử dụng bơm hoặc dùng các máy nén khí để bơm lốp cho chúng ta. Đó cũng chính là một dạng khí nén đấy ạ

– Khí nén sử dụng trong ô tô:

Các bạn thường đi xe buýt hoặc xe tải phải không? Thi thoảng ta nghe thấy tiếng khí xì ra rất mạnh đúng không ạ. Trên ô tô tải, xe buýt thường có hệ thống chuyển đổi động năng quay ở động cơ thành khí nén dùng cho hệ thống phanh, khí nén thường được nén trong các bình chứa hai bên thành ô tô giúp chúng ta dừng xe một cách dễ dàng và có thể sử dụng bơm hơi cho bánh xe hoặc sử dụng vệ sinh máy móc thiết bị trên xe

– Khí nén sử dụng trong bệnh viện, phòng khám răng: Chắc ai trong chúng ta cũng từng đi đến nha khoa rồi phải không ạ. Họ sử dụng khí nén trong phòng khám răng để lấy nha, chữa răng, vệ sinh răng miệng cho chúng ta

Trong bệnh viện thường sử dụng các bình chứa Oxy cho các bệnh nhân thở giúp chữa trị và cứu sống bệnh nhân

4. Ứng dụng của khí nén trong công nghiệp

Ứng dụng của khí nén trong công nghiệp
Ứng dụng của khí nén trong công nghiệp

Như đã nêu ở phần khái niệm, khí nén là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện nay. Năng lượng khí nén chỉ xếp sau năng lượng điện bởi tính ưu việt, an toàn và là năng lượng có sẵn hoàn toàn có thể tái tạo được

Chúng ta có thể điểm qua một vài ứng dụng của khí nén trong công nghiệp hiện nay:

  • Ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng: Hệ thống các thiết bị khoan, cắt, đầm bê tông
  • Ứng dụng trong hệ thống công nghiệp khai thác: Hệ thống vận chuyển, hệ thống thông gió hoặc ở những nơi không thể sử dụng được năng lượng điện như khai thác dầu mỏ, khai thác khí, giàn khoan khí nén khái thác sâu dưới lòng đất nơi có chứa khí mê tan dễ cháy nổ, hầm lò…
  • Khí nén ứng dụng trong công nghiệp hóa chất: Được sử dụng để làm nguyên liệu cho quá trình ô xy hóa, kiểm soát quá trình phản ứng, chiết suất các chất hóa học
  • Sử dụng trong hệ thống HAVC của các tòa nhà lớn, hệ thống HAVC của các nhà máy xí nghiệp
  • Sử dụng trong các nhà máy có dây chuyền tự động hóa, dùng các thiết bị sản xuất liên quan đến khí nén như các loại van điều khiển khí nén, xi lanh khí nén, van điện từ khí nén…
  • Sử dụng trong các nhà máy chế tạo, sản xuất ô tô: Họ thường sử dụng khí nén để vận hành hệ thống tự động sản xuất, lắp ráp, hoặc những yêu cầu cần phải sử dụng hệ thống không khí sạch để sản xuất
  • Trong lĩnh vực y khoa và nha khoa: Được sử dụng để cung cấp Oxy cho bệnh nhân, khử khuẩn khử trùng trang thiết bị
  • Trong công nghiệp chế biến: Dây chuyền tự động hóa sử dụng năng lượng khí nén để vận hành hệ thống giúp tăng khả năng vận hành và giảm chi phí cho doanh nghiệp
  • Sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm: Đây là ngành yêu cầu khí nén sạch và khô đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn vào dây chuyền sản xuất dược phẩm đạt chuẩn

Trên đây tôi chỉ nêu một phần rất nhỏ các ứng dụng trong công nghiệp thực tế mà tôi đã biết. Còn rất rất nhiều ứng dụng của khí nén trong công nghiệp hiện đại ngày nay mà chúng ta chưa biết hết được và cũng chưa tận dụng được hết nguồn năng lượng này

Kết luận bài viết

Bài viết trên tôi đã cố gắng khái quát chung về khí nén và các ứng dụng trong cuộc sống và công nghiệp hiện đại ngày nay. Còn rất nhiều các khái niệm và chi tiết các liên quan đến khí nén mà phạm vi và nội dung của bài viết không thể đề cập đến được. Mỗi một phần tôi sẽ nêu chi tiết ở các bài viết tiếp theo mời các bạn cùng theo dõi

Cảm ơn tất cả các bạn đã đọc bài viết này. Hẹn gặp lại ở bài viết Lịch sử phát triển của khí nén

Tác giả: Đình Tuyền – 0964 182 166

5/5 - (12 bình chọn)