Các bạn thân mến, chắc chúng ta ai cũng từng nghe nói đến độ C(°C) rồi phải không nào? Trên bản tin thời tiết dự báo hôm nay bao nhiêu độ C, nhiệt độ thiết bị sử dụng bao nhiêu độ C… Vậy các bạn có biết Độ C là gì? Độ F là gì? Cách chuyển đổi từ độ C ra độ F và ngược lại như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hai khái niệm này ở bài viết dưới đây các bạn nhé
Tìm hiểu về độ C
Độ C là gì?
Độ C hay còn gọi là Độ Celsius là một đại lượng sử dụng trong hệ đo lường SI, đây là một đơn vị sử dụng để đo nhiệt độ sử dụng dùng để chỉ một nhiệt độ cụ thể trên thang độ C hoặc một đơn vị để biểu thị sự khác biệt hoặc phạm vi giữa hai nhiệt độ. Hiện nay độ C là một đơn vị được sử dụng nhiều nhất trong hệ đo lường SI, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và mức độ phổ biến cũng như mức độ sử dụng của độ C được mọi người biết đến nhiều hơn độ F, độ K…
Độ C thường được ký hiệu là “°C” được viết tắt theo chữ cái đầu tiên của nhà Thiên Văn học người Thụy Điển Anders Celsius(1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ theo trạng thái của nước. Để tìm hiểu về lịch sử ra đời về Độ C mời các bạn tìm hiểu phần tiếp theo ở mục lịch sử hình thành độ C
Lịch sử hình thành độ C
Vào năm 1742, nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius đã tạo ra một thang đo nhiệt độ mà khi ấy nó ngược hoàn toàn với chúng ta bây giờ. Có nghĩa là giá trị 0 Độ C đại diện cho điểm sôi của nước, còn giá trị 100 độ C thì lại đại diện cho nhiệt độ đóng băng của nước
Trong bài tạp chí của mình về chủ đề Quan sát hai độ bền trên nhiệt kế, ông kể lại các thí nghiệm của mình cho thấy rằng nhiệt độ nóng chảy của băng về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi áp suất. Ông cũng xác định được với độ chính xác đáng kinh ngạc về cách điểm sôi của nước thay đổi như một hàm của áp suất khí quyển. Ông đề xuất rằng điểm 0 của thang nhiệt độ của mình là điểm sôi, sẽ được hiệu chuẩn ở áp suất khí quyển trung bình ở mực nước biển trung bình.
Một năm sau đó vào năm 1743 nhà vật lý Lyonnais Jean-Pierre Christin , thư ký thường trực của Học viện Lyon, đã đảo ngược thang độ C để 0 đại diện cho điểm đóng băng của nước và 100 đại diện cho điểm sôi của nước. Một số công nhận Lyonnais Jean-Pierre Christin vì đã độc lập phát minh ra đảo ngược thang đo ban đầu của độ C, trong khi những người khác tin rằng Christin chỉ đơn thuần đảo ngược thang đo độ C mà Anders Celsius nghĩ ra trước đó
Năm 1744 trùng hợp với cái chết của Anders Celsius, nhà thực vật học Thụy Điển Carl Linnaeus(1707–1778) đã đảo ngược thang đo của Celsius. Trong khu vực nhà kính của ông, ông và Daniel Ekström, nhà sản xuất dụng cụ khoa học hàng đầu của Thụy Điển vào thời điểm đó đã thiết kế ra nhiệt kế linnaeus
Từ thế kỷ 19, trong cộng đồng khoa học thế giới thời bấy giờ thống nhất phép đo nhiệt độ được sử dụng cụm từ “Centigrade” (“bách phân”) cho thang đo Celsius. Nhiệt độ trên thang đo thường được đơn giản hóa là độ hoặc khi độ muốn phân biệt rõ ràng hơn là độ C, ký hiệu: °C)
Từ đó đến nay độ C – Độ Celsius đã được sử dụng ở đa số các quốc gia trên thế giới và là một đơn vị rất quan trọng trong hệ đo lường quốc tế SI
Ý nghĩa của độ C
Việc độ C được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay đã chứng minh được tầm quan trọng của nó trong khoa học, sản xuất và đời sống của con người. Có một số điểm quan trọng về ý nghĩa của đại lượng này trong thế giới của chúng ta như sau:
- Là một phát hiện vô cùng quan trọng giúp cho khoa học kỹ thuật có một đại lượng chung cùng tiêu chuẩn để sử dụng làm thước đo giá trị
- Có một khái niệm tổng quát giúp chúng ta có thể so sánh về nhiệt độ giữa vật này với vật khác để có được giá trị cần sử dụng cụ thể
- Là đơn vị quan trọng sử dụng trong các ứng dụng thang đo như nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt độ, cảm biến đo nhiệt độ
- Đây cũng là đại lượng quan trọng sử dụng để làm chuẩn sản xuất ra các loại van công nghiệp phổ biến hiện nay như: Van cầu hơi nóng, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng….
Tìm hiểu về độ F
Độ F là gì?
Độ F là tên viết tắt chữ cái đầu của Fahrenheit cũng là một đơn vị sử dụng để đo lường nhiệt độ dựa vào một thang đo nhiệt độ được đề xuất vào năm 1724 bởi nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit(1686 – 1736). Độ F sử dụng thang đo với điểm nóng chảy của nước là 32 °F (Viết tắt của độ F) và điểm sôi ở mức 212° F. Hai mức này được đặt ở giá trị áp suất khí quyển tiêu chuẩn. Có nghĩa là đặt điểm sôi và điểm nóng chảy của nước cách nhau 180 độ
Thang đo độ F được sử dụng phổ biến ở Mỹ, nó cũng là một đơn vị đo lường phổ biến chuyên sử dụng để đo khí hậu một cách chính xác nhất cho đến khi ra đời Độ Celsius. Vào cuối những năm 1960 và 1970, thang độ C đã thay thế độ F ở hầu hết các quốc gia đó – ngoại trừ Hoa Kỳ và trong một số trường hợp nhất định, Vương quốc Anh – thường là trong quá trình đo lường chung của họ .
Hiện nay nó được sử dụng thường xuyên ở Mỹ và được sử dụng trên các bản tin dự báo thời tiết cũng như nền công nghiệp Mỹ nói chung cũng như một số nước Châu Âu vẫn sử dụng độ F cho các tiêu chuẩn về nhiệt độ của đất nước họ
Lịch sử ra đời của độ F
Năm 1724 Daniel Gabriel Fahrenheit, một nhà vật lý học, một nhà phát minh (sinh ra tại Ba Lan, gốc người Đức) đã đề xuất ra một thang đo nhiệt độ dựa vào hai điểm tham chiếu nhiệt độ là nhiệt độ sôi và nhiệt độ đóng băng. Điểm 0 được xác định bằng cách đặt nhiệt kế vào nước đá, nước, muối biển…điểm thứ hai là 96 độ, xấp xỉ bằng với nhiệt độ cơ thể người, điểm thứ ba được xác định là 32 độ được đánh dấu là nhiệt độ của nước và đá
Dựa vào thang đo Romer(Được sử dụng vào năm 1701) Fahrenheit đã nhân mỗi giá trị của thang đo trên với 4 và đưa ra các con số để so sánh và hiệu chỉnh chính xác thang đo của mình và đưa ra các con số cụ thể và chính xác như ngày nay người ta vẫn đang sử dụng
Thời kỳ sau đó thang đo độ F là một trong những đại lượng được sử dụng phổ biến tại Vương Quốc Anh và các nước nói tiếng Anh. Cho đến khi độ C ra đời với việc dễ nhớ, dễ sử dụng hơn thì hiện nay đa số các quốc gia đã chuyển sang sử dụng độ C thay cho độ F ngay cả các nước thuộc Vương Quốc Anh ngày xưa vốn ưa chuộng sử dụng cũng đã chấp nhận độ C thay thế vào việc giảng dạy ở các trường học áp dụng từ năm 1970
Ý nghĩa của độ F(Độ Fahrenheit)
Hiện nay Mỹ, Canada và một số vùng lãnh thổ vẫn sử dụng độ F cho thang đo về nhiệt độ, máy móc sử dụng trên lãnh thổ và đất nước của họ. Đây là một số ý nghĩa của độ F khi vẫn được sử dụng hiện nay mặc dù nó không được phổ biến:
- Đây là một đơn vị đo lường chuyên sử dụng để đo nhiệt độ thời tiết, nhiệt độ khí quyển. Bởi họ cho rằng độ F cho phép thể hiện chính xác hơn các đo đạc nhiệt độ mà không cần sử dụng đến các đơn vị lẻ so với việc sử dụng độ C
- Ngoài ra, nhiệt độ không khí môi trường ở hầu hết các vùng cư dân trên thế giới thường cũng không vượt xa giới hạn từ 0 °F đến 100 °F, vì thế mà thang nhiệt độ Fahrenheit được cho là thể hiện nhiệt độ mà con người có thể cảm nhận được, thể hiện theo từng cấp 10 độ một trong hệ thống Fahrenheit.
- Trước khi sử dụng độ C thì độ F cũng là một tiền đề để ra đời độ C và giúp đơn vị độ C phổ biến như hiện nay
Cách chuyển đổi từ độ C sang độ F và ngược lại
Chuyển đổi độ F sang độ C
0 độ F bằng -17,77778 độ C:
0 ° F = -17,77778 ° C
Nhiệt độ T tính bằng độ C (° C) bằng nhiệt độ T tính bằng độ F (° F) âm 32, nhân với 5/9:
T (° C) = ( T (° F) – 32) × 5/9
hoặc
T (° C) = ( T (° F) – 32) / (9/5)
hoặc
T (° C) = ( T (° F) – 32) / 1,8
Ví dụ cụ thể:
Chuyển đổi 68 độ F sang độ C:
T (° C) = (68 ° F – 32) × 5/9 = 20 ° C
Cách đổi từ độ C sang độ F
0 độ C tương đương với 32 độ F:
0 ° C = 32 ° F
Nhiệt độ T tính bằng độ F (° F) bằng nhiệt độ T tính bằng độ C (° C) nhân 9/5 cộng với 32:
T (° F) = T (° C) × 9/5 + 32
hoặc
T (° F) = T (° C) × 1,8 + 32
Ví dụ cụ thể
Chuyển đổi 20 độ C sang độ F:
T (° F) = 20 ° C × 9/5 + 32 = 68 ° F
Ngoài ra hiện nay chúng ta cũng có thể đổi qua lại giữa hai đơn vị này một cách đơn giản không cần phải dùng đến công thức phức tạp:
Sử dụng công cụ Google : Ví dụ: Đổi 107 độ F sang độ C sẽ hiển thị ngay kết quả và muốn tìm ngược lại thì chúng ta gõ ngược lại từ độ C sang độ F. Rất dễ dàng và nhanh chóng
Sử dụng nhiệt kế kép có hai đơn vị hiển thị song song là độ F và độ C
Ý nghĩa của việc chuyển đổi từ độ F sang độ C và ngược lại
Bởi vì cả hai thang độ C và độ F đều được bù trừ – tức là cả hai thang đo đều không được định nghĩa là bắt đầu từ 0. Trên hết, đối với mỗi đơn vị nhiệt năng bổ sung, thang đo độ C và độ F sẽ thêm một giá trị bổ sung khác. Do thiết lập này, không thể nói rằng việc tăng gấp đôi giá trị ° C hoặc ° F sẽ làm tăng gấp đôi lượng nhiệt năng, vì vậy rất khó để nắm bắt trực quan về mức năng lượng 1 độ F hoặc độ C thực sự là bao nhiêu.
Với việc hiện nay vẫn có một số quốc gia và đặc biệt là nước Mỹ vẫn sử dụng thang đo là độ F nên việc hiểu để có thể chuyển đổi từ độ C sang độ F là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi hai đơn vị là khác nhau để có thể biết ở mức bao nhiêu độ F thì sẽ là bao nhiêu độ C thì chúng ta cần phải biết rõ hai khái niệm này
Một số đơn vị sử dụng các thiết bị của Mỹ, Canada và một số đất nước sử dụng độ F khi đưa về Việt Nam chúng ta nói riêng và các nước sử dụng đơn vị độ C làm chuẩn thang đo thì việc biết được và đổi sang thông số để biết và sử dụng là việc làm cấp thiết và quan trọng
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc về hai khái niệm mà các bạn vẫn hay gặp là độ C là gì? Độ F là gì? Ngoài ra chúng tôi cũng có hướng dẫn đến các bạn cách chuyển đổi từ độ C sang độ F để sử dụng khi gặp phải một số thiết bị hoặc tài liệu có sử dụng độ F hay độ C mà bạn muốn chuyển đổi để biết được con số cụ thể
Bài viết còn nhiều thiếu sót mong nhận được Email phản hồi và các yêu cầu khác để chúng tôi có thể phục vụ bạn đọc tốt hơn nữa. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết. Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo