Vì sao phải sử dụng van giảm áp nước cho các toàn nhà chung cư?
Ở nhiều khu chung cư hoặc nhà cao tầng để cung cấp nước sinh hoạt cho từng tầng, từng hộ gia đình, nước sẽ được hệ thống máy bơm đẩy từ tầng hầm lên tầng thượng. Sau đó, nước ở tầng thượng sẽ được phân phối đến các tầng, các căn hộ.
Vì nguồn nước từ trên cao đổ xuống cộng thêm áp lực nước tăng do người ta sử dụng van tăng áp để bơm nước từ tầng hầm lên tầng thượng tạo nên áp lực nước rât lớn, nếu không dùng an giảm áp lực nước, các thiết bị xử lý nước sẽ gặp khó khăn, thậm chí nếu áp lục nước quá mạnh, các thiiết bị xử lý nước sẽ bị hỏng.
Thông thường các tòa nhà khoản 30 tầng có bồn nước trên mái cấp xuống các tầng bên dưới sẽ theo nguyên tắc 3 tầng trên cùng sẽ qua bơm tăng áp để đủ áp lực sử dụng vì 3 tầng này gần bể nước mái nên áp lực do trọng lực ko đủ mạnh.
Các tầng bên dưới thì dùng nước trực tiếp từ bể mái cấp xuống theo nguyên lý trọng lực sẽ tạo áp nhưng do tòa nhà cao quá vid dụ 30 tầng mỗi tầng 3,5m cao tính ra cũng khoản gần 100m chiều cao (10 barg) từ mái xuống tầng dưới cùng do áp lực cao quá (có thể làm xì các thiết bị vệ sinh) nên người ta dùng van giảm áp mỗi tầng (trừ 3 tầng trên cùng).
Việc lắp đặt van giảm áp sẽ giúp bảo vệ các thiết bị sử dụng nước. Ở nước ta hiện nay, việc thiết kế các đường cấp nước trong các tòa nhà gồm hệ thống máy bơm đẩy nước từ tầng hầm lên trên bể nước tầng mái và dựa vào áp lực nước từ độ cao của bể nước trên đỉnh tòa nhà để cấp theo trục nước xuống các tầng phía dưới.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay đặc biệt là đối với các tòa nhà chung cư hoặc cao ốc văn phòng vẫn có hiện tượng để tiết kiệm chi phí nên van giảm áp thường được lắp đặt trên trục đường ống cấp nước xuống chính và cứ khoảng cách 4 – 5 tầng lại lắp đặt một van giảm áp. Cách lắp đặt này đã làm cho áp lực nước giữa các tầng không ổn định.
Hướng dẫn chỉnh chỉnh áp cho van giảm áp trong các tòa nhà
Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho toàn hệ thống tòa nhà thường phân phối đi theo đường ống chính xuống dưới, mà do nước chảy từ trên cao xuống nên áp lực nước sẽ tăng dần. Để khắc phục hiện tượng này người ta sẽ lắp đặt cụm van giảm áp trực tiếp vào đường ống chính.
Van giảm áp có chế độ cài đặt trước áp lực đầu ra của van là 3 bar. Nếu cần thay đổi áp lực đầu ra của van giảm áp, cần thực hiện các bước sau:
Phải đóng tất cả các loại van, vòi lắp đặt sau van giảm áp trước khi tiến hành điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp.
Để TĂNG áp lực đầu ra của van giảm áp, bạn tháo nắp (A) ra và xiết chặt đinh ốc lại( xoay theo chiều xuôi kim đồng hồ).
Để GIẢM áp lực đầu ra của van giảm áp, bạn tháo nắp (A) ra và nới lỏng đinh ốc ra ( xoay theo chiều ngược kim đồng hồ).
Lưu ý: Để giúp cho việc đều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp dễ dàng, khách hàng nên tháo ốc nhựa trên thân van giảm áp ra và lắp thêm một đồng hồ đo áp lực vào đó. Việc lắp đồng hồ áp lực sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp với mức mong muốn.
Các loại Van giảm áp nước cho các toàn nhà và chung cư
Có nhiều loại Van giảm áp như Van giảm áp nối ren (Van giảm áp lắp ren), Van giảm áp nối bích (Van giảm áp lắp bích, Van giảm áp mặt bích) chất liệu của van giảm áp thường là Van giảm áp đồng hoặc van giảm áp gang hay van giảm áp inox và cũng dùng để gọi chính tên của van giảm áp theo chất liệu. Van giảm áp cũng được gọi theo thuật ngữ chuyên ngành đó là van điều áp hay van điều chỉnh áp lực nước trong hệ thống đường ống nước, hệ thủy lực
Kích cỡ van giảm áp rất đa dạng thường thì van giảm áp nối ren từ DN15 tới DN50 với các kích cỡ cụ thể của van giảm áp DN15, DN20, DN32, DN40, DN50. Van giảm áp nối bích sẵn có ở DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN450, DN500, DN600, DN700 và DN800. Áp lực làm việc của van giảm áp là từ PN16, DN25, PN40 bar tùy theo ứng dụng.
Van giảm áp đặc biệt được sử dụng với số lượng rất lớn cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chung cư…bởi các tòa nhà cao tầng có áp lực nước rất lớn và cần phải sử dụng van điều chỉnh áp suất trong một hệ thống cơ điện được thiết kế chuẩn. Van giảm áp cỡ từ DN50 trở xuống thường được làm bằng đồng, phần lõi bằng thép không gỉ là tốt nhất do độ bền và tính an toàn cho nước sinh hoạt.