Hướng dẫn cài đặt và điều chỉnh đồng hồ đo nước điện tử

Hiện nay việc lắp đặt và sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ đang là xu thế mới. Vậy việc lắp đặt, sử dụng và điều chỉnh dòng thiết bị này có khó không. Hướng dẫn cài đặt và điều chỉnh đồng hồ đo nước điện tử đồng hồ nước điện tử cơ bản của chúng tôi đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn với thiết bị sử dụng của mình. Cùng tìm hiểu nhé

Giới thiệu chung về đồng hồ đo nước điện tử là gì?

Đồng hồ đo nước điện tử
Đồng hồ đo nước điện tử

Đồng hồ đo nước điện tử (hoặc đồng hồ đo nước lạnh có cơ cấu điện tử- Electromagnetic Flowmeter) là một thiết bị dùng để đo lượng nước(Nước sạch, nước thải) đã sử dụng trong hộ gia đình, doanh nghiệp, và ngành công nghiệp. Chúng thường được thiết kế để thay thế các đồng hồ đo nước dạng cơ học truyền thống bằng cách sử dụng cơ cấu điện tử và cảm biến để đo lượng nước chính xác. Dữ liệu về tiêu thụ nước thường được ghi lại và theo dõi, và trong một số trường hợp, có khả năng truyền tải thông tin từ xa thông qua các kết nối mạng hoặc giao tiếp trực tiếp với hệ thống quản lý nước.

Sự quan trọng của đồng hồ đo nước điện tử trong việc quản lý tài nguyên nước là không thể phủ nhận. Dưới đây là một số lý do chính tại sao chúng quan trọng:

  • Tối ưu hóa việc sử dụng nước: Đồng hồ đo nước điện tử giúp người dùng theo dõi lượng nước đã sử dụng và giúp họ thấy rõ mức độ tiêu thụ. Điều này thúc đẩy sự nhận thức về việc sử dụng nước và khuyến khích việc tiết kiệm.
  • Phát hiện rò rỉ nước và thất thoát nước: Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử có khả năng phát hiện rò rỉ nước và thất thoát nước trong hệ thống nhanh chóng. Điều này giúp ngăn chặn lãng phí nước và giảm thiểu thiệt hại.
  • Giao tiếp từ xa và quản lý thông tin: Các phiên bản mới của đồng hồ đo nước có khả năng giao tiếp với hệ thống trung tâm hoặc kết nối Internet. Điều này cho phép công ty cung cấp nước theo dõi và quản lý tiêu thụ nước từ xa, giúp giảm chi phí vận hành và tăng tính hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước. Tuy nhiên cài đặt đồng hồ nước điện tử theo các giao tiếp này cần phải có kỹ năng và có thêm phần mềm hỗ trợ của bên thứ 3
  • Hỗ trợ trong giám sát môi trường: Đồng hồ đo nước có thể được sử dụng để giám sát tình trạng môi trường bằng cách theo dõi tiêu thụ nước cho các mục đích môi trường.
  • Giảm sai sót và tăng tính chính xác: Đồng hồ đo nước điện tử giảm sai sót do con người trong việc ghi lại và đo lường lượng nước đã sử dụng, đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
  • Quản lý tài nguyên nước: Đồng hồ đo nước điện tử giúp quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng dân số và tăng nhu cầu về nước.

Các bước cài đặt đồng hồ đo nước điện tử

Các bước để cài đặt đồng hồ đo nước điện tử
Các bước để cài đặt đồng hồ đo nước điện tử

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị và công cụ cần thiết:

  • Đồng hồ đo nước điện tử và các bộ phận kèm theo(Bu lông, mặt bích, gioăng làm kín, nối tiếp địa…)
  • Các công cụ cần thiết như ống nối, đồng hồ đo nước cũ (nếu bạn đang thay thế), dụng cụ cắt ống, đồ để bung ốc, ống nối, vít, và khóa van, máy hàn(nếu đường ống là kim loại phải hàn bích)

Bước 2: Tắt nguồn nước: Đảm bảo nguồn nước đến vị trí lắp đồng hồ phải được đóng lại.

Tháo cài đặt cũ (nếu có): Nếu bạn đang thay thế đồng hồ đo nước cũ, hãy tháo nó ra khỏi đường ống nước theo hướng ngược với dòng nước.

Bước 3: Lắp đồng hồ đo nước dạng điện từ mới vào đường ống

  • Lắp đồng hồ đo nước điện tử mới vào đường ống nước với dụng cụ cắt ống và ống nối nếu cần thiết.
  • Đảm bảo rằng kết nối được thực hiện chặt chẽ và không có rò rỉ nước.
Lắp đồng hồ điện từ vào hệ thống PLC
Lắp đồng hồ điện từ vào hệ thống PLC

Bước 5: Kết nối dây và cảm biến (nếu có):

  • Kết nối dây điện cung cấp nguồn cho đồng hồ đo nước tới mạch xử lý điện tử trong thân đồng hồ. Chúng ta cần chú ý chân đấu có đánh dấu theo sơ đồ mạch của catalog hoặc bản vẽ chi tiết. Bước này cần chính xác vì sai sót có thể làm cháy mạch của đồng hồ
  • Kết nối các dây tín hiệu sử dụng cho đồng hồ như Tín hiệu Analog 4-20mA, xung, RS 485…

Bước 6: Mở van cung cấp nước để cho nước chảy vào đồng hồ đo nước.

Đến bước này, chúng ta có thể mở van khóa tổng để test cho nước chảy qua đồng hồ.

Bước 7: Kiểm tra và điều chỉnh đồng hồ đo nước:

  • Đảm bảo rằng đồng hồ đo nước hiển thị đúng lượng nước đã sử dụng.
  • Thực hiện điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính chính xác.

Bước 8:Báo cáo và theo dõi:

  • Nếu bạn cài đặt đồng hồ đo nước dạng điện từ để gửi dữ liệu về hệ thống quản lý nước, hãy kiểm tra rằng kết nối mạng và giao tiếp hoạt động bình thường.
  • Sử dụng các công cụ quản lý cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc công ty cung cấp nước để theo dõi tiêu thụ và báo cáo nếu có sự cố hoặc rò rỉ.

Hướng dẫn đọc thông số trên màn hình đồng hồ đo nước điện tử

Các thông số hiển thị trên mặt đồng hồ điện từ
Các thông số hiển thị trên mặt đồng hồ điện từ

Đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ là thiết bị hiện đại và đang được phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đọc được chính xác các thông số hiển thị trên màn hình này. Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn các bạn đọc được các thông số cơ bản hiển thị trên màn hình của thiết bị này các bạn nhé

Hiện nay đa số các dòng lưu lượng kế điện từ đều là loại 3 dòng và 16 ký tự hiển thị.

  • Dòng đầu tiên: Hiển thị lưu lượng tức thời. Hay còn gọi là lưu lượng tức thì, có nghĩa là lưu lượng đang đi qua ở thời điểm chúng ta xem. Nó cũng hiển thị cho tốc độ của dòng chảy đang qua các bạn nhé
  • Dòng thứ hai: hiển thị đơn vị đo của đồng hồ như m3/h, lít/s, lít/phút, galon/h…Các đơn vị này chúng ta có thể tùy chỉnh ở phần cài đặt của đồng hồ
  • Dòng thức 3 của đồng hồ: Thể hiện lưu lượng tổng đo được. Nó là thông số được cộng dồn lũy tiến
Mặt hiển thị đồng hồ đo nước điện tử Hansung Hàn Quốc
Mặt hiển thị đồng hồ đo nước điện tử Hansung Hàn Quốc

Một số lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Lắp đồng hồ đo lưu lượng điện từ vị trí nằm ngang là tối ưu nhất
Lắp đồng hồ đo lưu lượng điện từ vị trí nằm ngang là tối ưu nhất

Lưu ý 1: Vị trí lắp đặt đồng hồ: Đảm bảo chọn một vị trí lắp đặt phù hợp với loại đồng hồ và yêu cầu cụ thể của hệ thống. Vị trí này nên được chọn sao cho dễ dàng truy cập, bảo vệ khỏi môi trường bên ngoài, và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ cực đoan hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Lưu ý 2: Đảm bảo lưu lượng nước ổn định:

Để đảm bảo tính chính xác của đồng hồ đo nước dạng điện từ, chúng ta cần đảm bảo rằng dòng nước thông qua đường ống ổn định và không bị đảo lưu hoặc thay đổi nhanh chóng. Phải tính toán được chính xác độ dài của đường ống phía trước đồng hồ và phía sau đồng hồ. Khoảng cách tối thiếu là chiều dài phía trước x10D(D là đường kính ống) chiều dài phía sau là x5D. Có như thế thì tốc độ dòng chảy của đồng hồ mới thực sự ổn định

Lưu ý 3: Thiết bị bắt buộc phải nối đất

Nối đất cho đồng hồ đo nước điện từ là yêu cầu bắt buộc
Nối đất cho đồng hồ đo nước điện từ là yêu cầu bắt buộc

Đây là lưu ý quan trọng của cả nhà sản xuất lẫn nhà cung cấp. Nhưng hiện nay các đơn vị sử dụng đồng hồ đo nước điện tử thường bỏ qua khuyến cáo này hoặc xem nó là không quan trọng

Việc nối đất thiết bị vô cùng cần thiết bởi các điểm như sau:

  • Giúp an toàn cho người sử dụng
  • Giảm đi hiện tượng nhiễu từ trường do các thiết bị khác gây ra.
  • Nối đất đặc biệt quan trọng trên các đường ống không có độ dẫn điện như nhựa Upvc, nhựa PPR

Lưu ý 4: Nên hiệu chuẩn/kiểm định đồng hồ nước

Hiện nay đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ đã được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Đối với các ứng dụng thu tiền(Các công ty cấp thoát nước, khai thác nước mặt, xử lý nước thải, các đơn vị bán nước sạch..) đều yêu cầu bắt buộc phải kiểm định đồng hồ đo nước điện từ

Đối với các đơn vị sử dụng đồng hồ đo nước điện tử, có thể yêu cầu đơn vị cung cấp hiệu chuẩn/kiểm định đồng hồ trước khi sử dụng. Mục đích để kiểm tra về kỹ thuật, độ chính xác, độ hoạt động ổn định của thiết bị trước khi sử dụng các bạn nhé

Điều này giúp chúng ta yên tâm hơn khi sử dụng loại thiết bị này làm công cụ đo đếm lưu lượng nước hàng ngày

>>Xem thêm: Kiểm định đồng hồ nước

Lưu ý 5: Lưu ý về nguồn cấp và tín hiệu

Đảm bảo ổn định nguồn cấp cho đồng hồ nước điện từ
Đảm bảo ổn định nguồn cấp cho đồng hồ nước điện từ

Đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ có nhiều lựa chọn về điện áp: 220V, 24V, Hoặc có cả phiên bản Pin. Dù là điện áp bao nhiêu bạn cũng cần phải đảm bảo nó luôn ổn định và hoạt động tốt. Vì nó chính là nguồn cung cấp tạo ra từ trường cho đồng hồ hoạt động

Ngoài ra việc đấu nối và sử dụng các chân tín hiệu cũng như các tín hiệu không dây cũng cần phải lưu ý. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như các chân đấu tín hiệu cho đồng hồ điện từ

Có thể tham khảo chuyên gia, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp để được hướng dẫn chi tiết về thiết bị này

Lưu ý 6: Nên bảo dưỡng hoặc kiểm tra thường xuyên đồng hồ

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồng hồ điện từ
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồng hồ điện từ

Đây cũng là một lưu ý khá quan trọng mà thường xuyên bị bỏ qua. Đôi khi chúng ta sử dụng mà quên mất một việc rằng đồng hồ cũng nên bảo dưỡng thường xuyên. Vệ sinh sạch sẽ đường ống, điện cực để nó luôn trong trạng thái tốt nhất các bạn nhé

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quy trình lắp đặt, điều chỉnh đồng hồ đo lưu lượng điện tử. Đây là sản phẩm mang tính tột phá, hiện đại và cần nhiều thời gian để có thể khai thác, sử dụng được đầy đủ các tính năng của nó

Đồng hồ này có giá trị cao, tính chính xác và ổn định hơn rất nhiều lần so với các dòng đồng hồ cơ truyền thống hiện nay. Các bạn cần tham khảo và lắp đặt một cách chính xác nhất để thiết bị có thể mang lại giá trị sử dụng tốt nhất của nó

Có thể tham khảo thêm các tài liệu của hãng sản xuất, tham khảo thêm các chuyên gia hoặc nhà cung cấp để được tư vấn lắp đặt, điều chỉnh đồng hồ.

Chúng tôi Tuấn Hưng Phát chuyên cung cấp các dòng thiết bị đo lưu lượng thông minh, với nhiều năm kinh nghiệm có thể hỗ trợ khách hàng những vướng mắc về lắp đặt và kỹ thuật của dòng đồng hồ đo này

>>>>Xem thêm: Đồng hồ đo nước điện từ Hansung Hàn Quốc

Cảm ơn quý khách hàng và bạn đọc đã quan tâm và theo dõi!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *