Các kiểu kết nối van phổ biến hiện nay như thế nào? Làm sao để tôi có thể lựa chọn được kiểu kết nối phù hợp với yêu cầu sử dụng và đúng kỹ thuật? Việc xác định kết nối van vào đường ống bằng dạng kết nối nào đang được bạn đọc quan tâm và đặt ra các câu hỏi cho chúng tôi. Hôm nay Vancongnghiepvn.net xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết về chủ đề này. Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nội dụng này nhé các bạn
Tìm hiểu chung về kết nối van với đường ống trong công nghiệp
Kết nối van và đường ống là gì?
Van công nghiệp là thiết bị vô cùng quan trọng có nhiệm vụ đóng mở điều tiết lưu chất đi qua trên đường ống. Kết nối van vào đường ống tức là việc lắp van vào hệ thống đường ống để có thể hoạt động trơn tru, đúng với yêu cầu kỹ thuật của van và nhu cầu của người sử dụng
Việc kết nối van vào đường ống không phải là việc khó khăn, nhưng lựa chọn loại kết nối nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng, phù hợp với hệ thống để đảm bảo chức năng hoạt động của van là tốt nhất thì đó lại là một việc cần phải xem xét và tính toán thật kỹ.
Các yếu tố để lựa chọn kết nối van với đường ống
Kết nối van có rất nhiều kiểu kết nối, mỗi kiểu kết nối lại mang ưu điểm và nhược điểm riêng. Với mỗi loại kết nối sẽ phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra của hệ thống. Việc xác định các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn một kiểu kết nối khác nhau. Trong một hệ thống đường ống công nghiệp hoặc sinh hoạt hộ gia đình có kết có nhiều kiểu kết nối khác nhau. Do đó để xác định được kết nối nào là tốt nhất cần xác định một vài yếu tố như sau:
- Cần làm rõ thông số về áp lực của lưu chất và áp lực của hệ thống vận hành
- Xác định việc phòng chống rò rỉ đối với các lưu chất nguy hiểm như xăng, dầu, khí, gas…
- Yếu tố về việc dễ lắp đặt cũng nên được xem xét khi quyết định lựa chọn kiểu kết nối
- Cũng nên xác định xem việc sử dụng van có phải là thường xuyên hay không
- Xem xét đến việc bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế
- Cần xem xét đến cả yếu tố không gian lắp đặt và vận hành van
- Cần tuân thủ các tiêu chuẩn về đường ống công nghiệp và tiêu chuẩn vận hành của nhà máy sử dụng
- Cũng nên xem xét đến yếu tố trọng lượng và kích thước của van bởi ví dụ như van kết nối ren lúc nào cũng nhỏ và gọn nhẹ hơn so với các dòng van mặt bích cùng kích thước
- Ngoài ra xem xét thêm đến yếu tố chi phí bởi mỗi loại kết nối van thì chi phí sản xuất và chi phí lắp đặt lại khác nhau, cân đối tài chính tốt nhất để làm sao van vận hành tốt mà chi phí lại hợp lý nhất
Các kiểu kết nối van phổ biến hiện nay
Kết nối van bằng phương pháp lắp ren
Các kiểu kết nối van với đường ống bằng phương pháp nối ren hiện nay đang là một trong số các phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Đây là dạng kết nối tương đối nhỏ gọn, dễ lắp đặt và cũng dễ bảo dưỡng bảo trì.
Các dạng van công nghiệp kết nối ren hiện nay rất đa dạng và nhiều kiểu nối ren chứ không chỉ đơn thuần là dạng kết nối ren vào là được. Chúng ta cần phải xem xét như nó là kiểu kết nối ren theo dạng nào? Kết nối ren hiện nay có một số dạng phổ biến như sau
1. Kết nối ren dạng côn NPT
Van nối ren dạng côn NPT là hệ ren thuộc tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Đây cũng là dạng tiêu chuẩn hệ ren dùng phổ biến và biết đến nhiều nhất trong công nghiệp, ở Việt Nam chúng ta đa số các loại van đều sử dụng dạng ren côn NPT như Van bi inox, van bi đồng, van cầu ren…Kết nối ren NPT thì hệ ren của đường ống cũng phải theo đúng tiêu chuẩn ren NPT của van thì mới lắp đặt được các bạn nhé
Tiêu chuẩn hệ ren NPT được quy định rõ ràng trong bộ tiêu chuẩn ANSI/ASME tiêu chuẩn B1.20.1. Có 25 kích thước được xác định từ 1/16 “đến 24″. Tuy nhiên thực tế thì thường các dòng van kích thước trên 4” người ta thường chế tạo sang kiểu kết nối mặt bích bởi kết nối ren đối với các dòng van lớn thì việc lắp đặt còn khó khăn hơn cả việc lắp kết nối bích
Kiểu van kết nối hệ ren NPT được chỉ định bằng cách sử dụng kích thước tính bằng inch, theo sau là “NPT”.
ví dụ: 2 “NPT được thêm ở đuôi để biết rõ được nó là kết nối ren hệ gì
2. Kết nối ren dạng côn tiêu chuẩn BSPT hay gọi tắt là ren PT(Tiêu chuẩn Anh)
Kiểu kết nối này tương tự như NPT, trong đó các phần ren của kết nối được làm thon. Sự khác biệt duy nhất là góc của hai bên ren. Góc từ gốc đến đỉnh trên ren BSPT là 55 ° so với 60 ° đối với NPT. NPT đực có thể vừa với BSPT cái, nhưng do sự khác biệt của góc ren, nên sẽ không tạo được vòng đệm kín chất lỏng.
Chính vì vậy đối với các ứng dụng yêu cầu làm kín cao thì kiểu van mang kết nối ren này ít được ưa chuộng do góc ren quá rộng dẫn đến lưu chất có thể bị rò rỉ ra ngoài đường ống
Hệ ren BSPT được xác định tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật theo ISO 7 và / hoặc EN 10226-1, BS 21.
Kiểu kết nối BSPT được chỉ định bằng cách sử dụng ký tự “R” theo sau là kích thước tính bằng inch. R là viết tắt của “rohr” trong tiếng Đức có nghĩa là đường ống.
ví dụ: R 2 1/2 ”
3. Kết nối ren BSPP dạng song song tiêu chuẩn Anh
Dạng kết nối này cũng được sử dụng tại Châu Âu và nước Anh, ít thấy ở Việt Nam chúng ta. Hệ ren của nó tạo thành các rãnh song song nhau. Các van sử dụng kết nối này bắt buộc phải sử dụng thêm một lớp gioăng đệm kín ở cuối để tạo độ kín cho van và đường ống bởi kết nối hệ ren dạng này không có khả năng tự làm kín như hệ ren NPT hoặc BSPT
Kiểu kết nối van BSPP được xác định theo ISO 228-1: 2000 (Kích thước, dung sai và ký hiệu) và ISO 228-2: 1987.
Các loại van sử dụng hệ ren BSPP được chỉ định bằng cách sử dụng ký tự “G” theo sau là kích thước tính bằng inch. G là viết tắt của “gas”.
ví dụ: G 1/2 ”
Kết nối van bằng phương pháp hàn, hàn nhiệt, dán
Van mang kết nối dạng này thường sử dụng phương pháp hàn trực tiếp vào đường ống đối với các dòng van kim loại, hàn nhiệt đối với các dòng van nhựa PP hoặc dạng dán trực tiếp vào đường ống đối với các dòng van nhựa Upvc, Cpvc…
Kết nối dạng này yêu cầu kích thước của lỗ van tức đường kính trong của van phải lớn hơn một chút so với đường kính ngoài của ống để có thể luồn ống vào bên trong ống van và hàn xung quanh tạo độ kín và kết nối chắc chắn
Đối với các dòng kim loại như thép, inox, đồng…việc sử dụng kết nối hàn ít sử dụng, nó chỉ dùng cho các hệ thống có áp lực lớn và yêu cầu độ kín gần như là tuyệt đối(những lưu chất như xăng dầu, hóa chất, khí nén áp cao, khí gas….)
Van sử dụng các dạng kết nối này khi gặp sự cố và hỏng hóc rất khó để có thể tháo lắp bắt buộc phải cắt bỏ nên cần cân nhắc khi lựa chọn các dạng kết nối này
1. Kiểu kết nối hàn trực tiếp(Socket Weld)
Hàn trực tiếp là sử dụng phương pháp hàn nhiệt phổ biến trong công nghiệp hiện nay, đầu van và đường ống có kích thước tương đồng được ghép lại với nhau thông qua kiểu kết nối hàn
Phương pháp hàn trực tiếp van vào đường ống được thực hiện thông qua dạng hàn như hàn gió đá, hàn hồ quang điện, hàn Plasma…và được thực hiện bởi những người được đào tạo và có chứng chỉ hàn chuyên nghiệp
2. Kết nối hàn dạng Butt Weld
Tương tự như kiểu hàn Socket Weld nhưng các dòng van dạng này cũng có đường kính thân ống van và đường kính ống bằng nhau nhưng khác ở chỗ cạnh ngoài của mỗi bên được vát mép tạo ra khoảng trống và được lấp kín bằng vật liệu hàn để làm kín van và đường ống lại với nhau hay còn gọi là kiểu hàn nút. Phương pháp van kết nối hàn dạng này sử dụng cho các dòng van có kích thước nhỏ 2”(DN50) trở xuống và được thực hiện bởi những người có kỹ thuật hàn và có chứng chỉ hàn
3. Kết nối van dạng hàn nhiệt vào đường ống
Đây là kiểu kết nối được sử dụng phổ biến trong hệ thống đường ống nước dân dụng. Kiểu kết nối hàn nhiệt này sử dụng một loại thiết bị hàn nhiệt tạo ra nhiệt độ cao làm nóng lòng trong của van và làm nóng đường ống sau đó ép chặt van và đường ống lại với nhau tạo độ kín. Phương pháp hàn nhiệt cũng mang lại độ chắc chắn, chống rò rỉ và chống hiện tượng búa nước rất tốt. Điển hình là các dòng van nhựa PP
4. Kết nối van vào đường ống dạng dán keo
Đây cũng là dạng chúng ta thường thấy sử dụng ở các đường ống nước hộ gia đình. Phương pháp này sử dụng cho các dòng van nhựa Upvc. Đây là phương pháp kết nối vô cùng đơn giản mà trong chúng ta ai cũng có thể làm được. Van và đường ống được phủ một lớp keo mỏng sau đó gắn chúng lại với nhau và chờ một thời gian ngắn để keo khô lại và chúng ta có thể sử dụng được ngay
Kết nối van bằng phương pháp mặt bích
Kết nối van bằng phương pháp mặt bích cũng là dạng kết nối tương đối phổ biến đặc biệt sử dụng nhiều trong các hệ thống đường ống công nghiệp. Phương pháp kết nối mặt bích thì chúng ta cần chú ý đến tiêu chuẩn mặt bích sử dụng để có thể sử dụng đúng và chính xác nhất. Bởi nếu như sử dụng van không đúng với mặt bích của ống sẽ dẫn đến sự sai lệch không lắp vừa và có thể bị rò rỉ. Kiểu van kết nối bích cũng đa dạng, mỗi loại van kết nối mặt bích có cấu tạo là khác nhau chúng ta cùng xem qua các kiểu van mặt bích như sau
1. Kết nối van dạng bích cơ bản
Đây là dạng kết nối phổ biến với mặt bích của van là dạng mặt bích tròn nối với mặt bích của đường ống. Chúng ta chỉ cần quan tâm hai tiêu chuẩn mặt bích này khớp với nhau là có thể lắp vừa. Sử dụng bu lông và có thể sử dụng thêm gioăng làm kín đặt ở giữa mặt bích của van và bích hàn trên đường ống. Các kết nối có mặt bích giúp việc tháo lắp và thay thế dễ dàng. Kết nối mặt bích phổ biến trên các kích thước van lớn hơn.
2. Kết nối van dạng mặt bích Lug
Hay còn được gọi van dạng tai bích. Kết nối van dạng này cũng tương tự như dạng bích cơ bản trên nhưng bích trên thân van các lỗ để lắp bu lông được làm các vấu riêng biệt để có thể tăng áp lực làm việc của van, tăng độ kín. Phương pháp kết nối này tốn nhiều chi phí bởi phải gia công mặt bích đường ống theo đúng với dạng Lug thì mới có thể lắp đặt được sẽ làm tăng chi phí lắp đặt. Nó chỉ được sử dụng trong một số hệ thống yêu cầu bắt buộc về áp lực và độ kín, dạng kết nối này đa số sử dụng ở các loại van bướm dạng Lug
3. Kết nối van với đường ống kiểu Wafer
Kết nối mặt bích kiểu Wafer thường được dành cho van bướm do có cấu tạo mỏng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được tìm thấy trên van bi của một số nhà sản xuất hoặc theo yêu cầu của khách hàng
Kiểu kết nối này đơn giản và chi phí thấp, bạn không cần quan tâm đến tiêu chuẩn mặt bích của đường ống chỉ cần lắp đặt van vào các lỗ có sẵn với bu lông và gioăng. Việc tháo lắp van và bảo dưỡng bảo trì thay thế cũng tương đối đơn giản và dễ dàng
Kết nối van dạng kẹp Clamp
Kết nối dạng Clamp hay còn gọi là kết nối dạng kẹp là một dạng kết nối đơn giản và cũng thường được sử dụng trong công nghiệp đa số là công nghiệp thực phẩm, đồ uống như van bi vi sinh clamp, van bướm kết nối dạng clamp…
Kết nối dạng này thì van và đường ống sử dụng một cùm kẹp hay còn gọi là cùm clamp có thể đóng mở như một bản lề để ép chặt lại, ở giữa có lớp gioăng đệm tạo độ kín, sau nó siết đai để làm kín và tạo áp lực làm chặt van giữa van cố định trên đường ống
Kết nối van dạng bích 4 bu lông-SAE J518
Kiểu kết nối này trong công nghiệp ít sử dụng và ở Việt Nam chúng ta hầu như rất ít người biết đến phương pháp kết nối dạng này. Nó được hiệp hội kỹ sư cơ khí ô tô sử dụng và ứng dụng nhiều trong hệ thống thủy lực hoặc các ứng dụng có áp lực cao.
Các nửa mặt bích được đặt xung quanh kết nối đầu cuối của van có môi bao quanh mép. Môi này có một mặt phẳng với một rãnh trong đó có một vòng chữ o. Các bu lông được siết chặt, làm cho mặt của môi van bị hút lên so với mặt phẳng của bề mặt ống. Khi quá trình lắp đặt hoàn tất, có sự tiếp xúc kim loại với kim loại giữa kết nối van và ống góp và vòng chữ o bị giữ lại và nén, tạo thành một vòng đệm kín chất lỏng.
Kết van nối dạng nén đẩy- Push to connect
Kết nối này chúng ta thường thấy ở các van trong hệ thống khí nén và sử dụng trong sinh hoạt hoặc ống nước dân dụng. Sử dụng nhiều trong các nối nhanh khí nén, khớp nối nhanh khí nén, khuỷa tay…Bên trong ống van có thiết kế một vòng chữ O, vòng này có đường kính nhỏ hơn một chút so với đường kính của ống. Khi đường ống được đẩy vào, vòng chữ O bên trong bị kéo căng xung quanh đường ống và bị nén giữa thân van và đường ống. Có một vòng ngoạm có răng giúp ăn sâu vào đường ống và ngăn không cho nó bị tuột ra. Có thể dễ dàng tháo ống bằng cách nhấn vào vòng nhả, trong đó sẽ rút các răng của vòng ngoạm.
Kết nối van dạng gai-Barbed Hose
Kết nối ống thép gai là một cách đơn giản và khá nguyên thủy để kết nối các đầu ống mềm với van. Chúng thường được tìm thấy trên các hệ thống đặt trước thấp bao gồm đường dẫn khí cho bể cá. Các van có các kết nối đầu dài có các ngạnh trên chúng. Ống mềm bị kéo căng lên khi được lắp vào và do hình dạng của chúng nên dễ dàng tháo ra hơn rất nhiều.
Kết nối này chỉ sử dụng cho các đường ống mềm như dây ống nước, dây dẫn nước sinh hoạt không có áp lực lớn. Khi muốn chắc chắc chúng ta cần sử dụng đai siết để tăng cường độ kết nối
Kết nối van dạng rắc co-Union
Kết nối van dạng rắc co hay rắc co đôi sử dụng nhiều cho các dòng van bi nhựa rắc co. Thông thường, các kết nối van rắc co sẽ gắn chặt các đầu của kiểu kết nối khác, như hàn, keo hoặc ren, vào van. Các kết nối đó sau đó được gắn vào đường ống. Sau khi được lắp đặt, thân van có thể dễ dàng được tháo ra khỏi đường ống bằng cách sử dụng các kết nối liên hợp ren. Loại kết nối này cho phép tháo van nhanh chóng và dễ dàng để vệ sinh, thay thế hoặc sửa chữa.
Kết nối van dạng Manifold Mount
Kết nối này ít thấy nhất và cũng ít được sử dụng. Nó chỉ được chế tạo vào các chi tiết máy chứ không thông dụng và phổ biến như các dạng kết nối mà tôi đã nêu ở trên. Các kết nối van kiểu lắp ghép kết hợp một mặt phẳng với các vòng chữ o lõm xung quanh các cổng. Bu lông được sử dụng để giữ van ở vị trí trên bề mặt giao phối của thành phần mà nó đang được gắn vào. Các cổng trên van căn chỉnh với các cổng trên linh kiện. Khi các bu lông được siết chặt, chúng sẽ ép 2 mặt vào nhau, và nén các vòng chữ o để tạo thành một vòng đệm giữa các cổng ăn khớp.
Các dạng kết nối này sử dụng nhiều trong hệ khí nén thường thấy nhất hiện nay là gắn van điện từ khí nén với bộ truyền động khí nén
Kết luận về bài viết các dạng kết nối van
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết mà chúng tôi đã đề cập đến vấn đề các kiểu kết nối van phổ biến hiện nay. Đây là tập hợp các phương pháp kết nối van với hệ thống đường ống được sử dụng trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Có nhiều kiểu kết nối các bạn thường hay thấy và hay gặp nhưng cũng có nhiều kiểu kết nối van với đường ống mà có thể bạn hay tôi cũng ít thấy và ít gặp phải không nào
Không phải ngẫu nhiên các kỹ sư, nhà sản xuất lại đưa ra các kiểu kết nối van với đường ống khác nhau đâu các bạn nhé. Bởi như đã phân tích ở trên mỗi dạng kết nối sẽ thích hợp với các yêu cầu khác nhau từ áp lực, không gian, chi phí, lắp đặt, bảo dưỡng bảo trì để chúng ta lựa chọn phương pháp nào là tối ưu nhất cho hệ thống của mình
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Đây là bài viết được viết ra bởi tôi, người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực van công nghiệp và thiết bị công nghiệp tổng hợp lại. Các bạn coppy vui lòng ghi rõ “nguồn bài viết:Vancongnghiepvn.net”. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo