Van điều khiển điện là gì?
Van điều khiển bằng điện là loại van sử dụng động cơ điện để cung cấp mô men soắn tạo ra hoạt động đóng mở cho van. Van điều khiển điện là loại van công nghiệp đóng/mở tự động không cần đến sức người.
Có hai loại van chính đó là đóng mở On/Off (đóng/mở hoàn toàn) và đóng mở tuyến tính (theo góc mong muốn). Việc đóng mở tuyến tính thường dùng trong hệ thống thống đường ống cần sự điều tiết lưu lượng dòng chảy.
Cấu tạo van điều khiển điện
Cấu tạo được chia làm hai phần: Phần chuyền động bằng điện và phần van đóng mở trực tiếp lưu chất.
1. Phần truyền động bằng motor điện
Loại thiết bị truyền động này được điều khiển bằng động cơ điện. Các mô tơ là thiết bị dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ học.
Sử dụng các điện áp khác nhau 24V, 220V, 110V, 380V, và là thành phần tạo lực quay (mô men soắn) để đóng mở van, thông qua hệ thống các cặp bánh răng liên kết nhau theo dạng nối tiếp hay song song, dùng để truyền chuyển động, phân phối chuyển động hay tăng/giảm vận tốc quay của van.
Tùy thuộc vào thiết kế, công suất sẽ là dòng điện một chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC). Để ngăn chặn thiệt hại từ quá tải hoặc quá nhiệt, động cơ truyền động điện thường được trang bị bộ cảm biến. Cấp điện mô-tơ quay, khi mô tơ quay sẽ truyền chuyển động đến trục của van và giúp van chuyển trạng thái đóng/mở.
Thiết bị truyền động bằng điện có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau để phù hợp với các ứng dụng van khác nhau.
2. Phần van cơ
Van điều khiển điện sử dụng trong hệ thống đóng mở bằng điện thường là “van bướm”, van cổng, van bi và van cầu. Mỗi loại van có một ưu điểm riêng và được ứng dụng vào mỗi trường hợp khác nhau của hệ thống, tùy vào mục đích sử dụng.
Ví dụ: van bướm điện và “van cổng” điện chuyên sử dụng cho các hệ thống nước, van bi điện sử dụng cho hệ thống khí, gas, van cầu điện sử dụng tốt nhất cho hệ thống hơi nóng.
Cấu tạo chung của các loại van gồm những phần sau: Thân van, đĩa, trục, giăng và vòng làm kín.
Hoạt động van điện
Hệ thống điện cấp điện cho bộ điều khiển, mô tơ điện sẽ quay và tác động đến một cơ cấu bánh răng truyền động biến chuyển động quay của mô tơ thành chuyển động quay của trục van.
Trục van quay sẽ tạo thành các góc mở khác nhau (khi đó chúng ta có van điều tiết lưu lượng, van điều khiển theo góc mở, van điều khiển điện tuyến tính) hoặc có thể làm cho trục van quay đúng một góc 90 độ (đối với van điều khiển ON/OFF) sẽ làm cho van chuyển sang trạng thái đóng sang mở hoặc ngược lại, Khi chúng ta muốn chuyển lại trạng thái của van thì chúng ta sẽ chuyển tiếp điểm điện trên bộ điều khiển.
Khi có dòng điện chạy qua, van có thể đóng hoặc mở hoàn toàn hay đóng mở ở một góc nhất định. Khi van được mở ở chế độ hoàn toàn, công tắc hành trình sẽ được kích hoạt, động cơ điện sẽ ngừng việc nhận nguồn điện ở đầu vào. Và ở quá trình đóng van cũng tương tự vậy. Công tắc hành trình sẽ tự ngắt khi van được đóng hoàn toàn. Điều này giúp độ an toàn của van được nâng lên rất nhiều, phòng tránh việc cháy nổ, chập điện ở nhiều hệ thống.
Ưu điểm của van động cơ điện
Van điều khiển bằng điện có những ưu điểm nhất định như sau:
– Là loại van được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống và hoạt động dựa trên truyền động của thiết bị truyền động bằng điện để điều chỉnh dòng chảy một cách tự động, làm giảm chi phí tài nguyên nhân lực, van được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa.
– Là van hoạt động hoàn toàn tự động bằng động cơ điện nên giảm chi phí nhân công vận hành van.
– Van có tiêu chuẩn chống thấm nước IP68 nên có thể lắp đặt ngoài trời và những không gian có độ ẩm cao.
– Van điều khiển bằng mô-tơ điện có tốc độ đóng mở chậm nên không sảy ra hiện tượng sock áp, không gây ra tình trạng rung giật đường ống.
– Hoạt động ổn định
Ứng dụng của van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện được sử dụng trong hệ thống tự động hóa, trong các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, khai thác mỏ và quá trình hạt nhân, và đường ống.
Thiết bị truyền động bằng điện đóng một phần quan trọng trong việc tự động điều khiển quá trình. Các van tự động khác nhau cả về thiết kế và kích thước, mục đích sử dụng. Đường kính danh nghĩa của van từ ½” đến 40”.
Van điều khiển bằng điện xuất hiện trong một số ngành công nghiệp. Thông thường, chúng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp liên quan đến sản xuất, máy bơm và nhiều loại nhà máy xử lý kỹ thuật sử bao gồm:
– Các nhà máy dầu khí thượng nguồn, trung lưu và hạ lưu
– Nhà máy xử lý nước thải
– Nhà máy điện
– Nhà máy thực phẩm và đồ uống
– Nhà máy Bột giấy và và sản xuất giấy
Phân loại van điều khiển điện
Vì sao phân loại van điện? Để đáp ứng nhu cầu của khác hàng về mục đích sử dụng, môi trường hệ thống, cách thức sử dụng và tài chính. Vì vậy hình thành và phát triển nhiều loại khác van điện nhau. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam phân loại van theo những tiêu chí chủ yếu sau.
1. Phân loại theo cơ chế hoạt động đóng/mở
– Van điện đóng mở on/off: Van điều khiển điện đóng mở on/off là loại van chỉ có chức năng đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn tính năng như một van đóng ngắt. Van không thể sử dụng cho những hệ thống đòi hỏi điều chỉnh lưu lượng, loại van này thường là van bướm điện hoặc van bi điện.
Quy trình lắp đặt, sử dụng, vận hành cũng như bảo trì bảo dưỡng không quá phức tạp, không đòi hỏi chuyên môn cao. Chỉ cần một người có hiểu biết chút ít về điện là có thể lắp đặt và vận hành van một cách nhanh chóng.
Van điện on/off thường có giá thành rẻ, phù hợp với hệ thống đơn giản đóng ngắt hoàn toàn. Ví dụ như bể nước, đường xả nước thải…
– Van điện đóng mở tuyến tính: Loại van này ngoài chức năng đóng mở on/off còn có thể điều chỉnh góc mở sao cho phù hợp với lưu lượng mong muốn chảy qua van. Van điện điều khiển tuyến tính có cấu tạo phức tạp hơn van on/off và có giá thành cao hơn. Nhưng tiện lợi trong quá trình điều tiết lưu lượng của lưu chất chảy trong hệ thống.
Loại van này đòi hỏi một hệ thống điều khiển cao cấp như tủ điện PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình), cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. người lắp đặt, cài đặt van phải có chuyên môn về điện và lập trình PLC.
2. Phân loại theo kiểu van
Van bướm điều khiển bằng điện
Bao gồm 1 van bướm lắp kết hợp với bộ truyền động bằng điện, van được sử dụng trong hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy và những hệ thống đường ống yêu cầu điều khiển tự động. Van bướm điện cũng có nhiều chủng loại phù hợp với các nhu cầu và hệ thống nhất định.
Thực tế phần lớn van bướm nói chung và van bướm điện nói riêng được sử dụng tốt nhất cho các hệ thống liên quan đến nước.
b. Van bi điều khiển bằng điện
Được sử dụng để đóng/mở điều tiết, và thay đổi hướng của dòng chay lưu chất trên hệ thống đường ống. Là loại van bi sử dụng motor điện để điều khiển. Khi có dòng điện chạy qua, motor sẽ hoạt động và truyền động đến bộ phận trục của van và làm xoay viên bi.
Van bi điện được sử dụng nhiều trong các hệ thống hiện nay như: Nhà máy xử lí nước thải, nhà máy hóa chất, dược phẩm, Các khu công nghiệp chăn nuôi, tưới tiêu, các xưởng nhuộm, xưởng chế tạo.
c. Van cầu điều khiển bằng điện
Chuyên sử dụng để đóng/mở điều tiết trong hệ thống đường ống hơi nóng, dầu nóng nói chung là làm việc tốt trong các môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cao. Hiện nay ở Việt Nam loại van này chưa được sử dụng phổ biến vì có giá thành tương đối cao. Ưu điểm của van cầu điện là bền và điều tiết chính xác lưu lượng mong muốn.
Loại van này thường được lắp các bộ truyền động tuyến tính để điều tiết lưu lượng, vì bản chất van cầu là một thiết bị chuyên cho việc điều tiết lưu lượng với ưu điểm là, Điều tiết chính xác lưu lượng như mong muốn.
d. Van cổng điều khiển bằng điện
Van cổng điều khiển bằng điện là loại van cổng sử dụng năng lượng điện để hoạt động. Một bộ van cổng điện cơ bản bao gồm van và bộ truyền động điện, van có thể vận hành bằng tay trong trường hợp khẩn cấp, tai nạn và mất điện đột ngột. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xử lý nước, phân phối nước, trong các đập, nhà máy điện, luyện kim, dầu khí, công nghiệp hóa chất, nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp khác.
Van cổng điều khiển bằng điện là loại van đóng mở on/off được sử dụng rộng rãi nhất cho các ứng dụng đường kính lớn. Khi van mở hoàn toàn, nó cho phép dòng lưu chất được chảy tự do qua van. Đây là lý do tại sao có rất ít sự sụt áp khí lưu chất chảy qua van cổng. Van hoạt động khi chúng ta cấp điện cho bộ truyền động.
Van cổng điều khiển bằng điện chỉ thiết kế cho hoạt động đóng/mở hoàn toàn (on/off), chúng ta hiếm khi thấy nó được sử dụng cho mục đích điều tiết lưu lượng trên hệ thống đường ống.
e. Van màng điều khiển bằng điện
Van màng được sử dụng khi đóng ngắt và điều tiết lưu lượng cho chất lỏng, bùn, khí và chân không. Van hoạt động bằng một màng ngăn được ép vào thành van. Màng van hoạt động đóng/mở thông qua một trục van di chuyển lên xuống.
Van màng điều khiển bằng điện sử dụng các màng được chế tạo từ các vật liệu có độ đàn hồi lớn để kiểm soát dòng chảy của lưu chất qua hệ thống. Sự dao động áp suất làm thay đổi vị trí của màng. Van màng thích hợp với nhiều ứng dụng, chẳng hạn như chế biến thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm, khai thác mỏ hoặc sản xuất dược phẩm.
Van màng điều khiển điện có nhiều loại và được sản suất với nhiều vật liệu khác nhau như van màng gang, van màng nhựa, van mằng inox, van màng thép… Màng van thường được chế tạo bằng các vật liệu có độ đàn hồi cao điển hình là màng EPDM, Viton, NBR hoặc PTFE
Ngoài van màng điều khiển bằng điện còn có các loại van màng khác được điều khiển bằng khí nén, thủy lực và vận hành bằng tay.
Vì sao lại lựa chọn van màng điều khiển bằng điện? : Việc điều tiết dòng chảy phải được duy trì ở một tốc độ tuyến tính đủ để nằm trong các thông số vận hành quy định của hệ thống kiểm soát quá trình.
Van màng điều khiển điện là một phần không thể thiếu để điều chỉnh vòng điều khiển và nó ảnh hưởng trực tiếp đến với hiệu suất của hệ thống. Lựa chọ các van không phù hợp sẽ gây bất lợi cho hiệu suất của vòng điều khiển và hệ thống an toàn.
Các thông số cần chú ý về van điều khiển bằng điện
1. Tín hiệu điều khiển
Một bộ truyền động điện tuyến tính nhận tín hiệu điều khiển để điều chỉnh vị trí đóng của van. Các tín hiệu điều khiển này được đo bằng vôn (V) hoặc miliampe (mA). Nhưng thông dụng nhất vẫn là (mA) |
2. Thời gian đóng/mở van
Thời gian đóng/mở là thời gian cần thiết để van đóng/mở hoàn toàn. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào loại van, bản chất của bộ truyền động, dòng điện (AC hoặc DC) và lượng áp suất. |
3. Phương pháp dự phòng
Phương pháp an toàn dự phòng cho phép có thể vận hành van khi bị mất điện hoặc mất tín hiệu điều khiển. Cơ cấu chấp hành mở hoặc đóng, tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống. |
4. Kích thước thân van
Van có kích thước càng lớn thì cần momen xoắn càng lớn. Vì vậy chúng ta phải chọn thiết bị truyền đồng phù hợp, sao cho mômen xoắn phải lớn hơn 1.2 đến 1.5 lần mômen xoắn của van. |
5. Chu kỳ làm việc của van
Chu kỳ làm việc là thời gian van có thể hoạt động tối ưu trước khi nó cần nghỉ ngơi. Động cơ điện thường tạo ra rất nhiều nhiệt, thỉnh thoảng cần phải tạm ngừng nghỉ để giảm nhiệt độ. |
6. Dòng điện xoay chiều AC hoặc một chiều DC
Các yêu cầu về điện áp xoay chiều AC hoặc một chiều DC sẽ phụ thuộc vào công suất điện áp của hệ thống. Trong hầu hết các ứng dụng, nguồn điện áp phổ biến là 110/120/240/380 VAC hoặc 12/24 VAC. |
Mua van điều khiển điện ở đâu giá rẻ?
Trên thị trường hiện tại đang có rất nhiều loại điều khiển điện khác nhau, mỗi loại đều có thông số khác nhau, đặc biệt là áp lực và cách sử dụng. Các bạn có thể lựa chọn và mua van tại các công ty cung cấp thiêt bị tự động hóa, các công ty cung cấp van công nghiệp hoặc đặt hàng từ các nhà máy sản xuất van điều khiển bằng điện.
Để tìm hiểu rõ hơn các loại van công nghiệp, đồng thời lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng, hãy liên hệ tới đường dây nóng của công ty chúng tôi.
Chúng tôi cam kết chỉ bán van điều khiển bằng điện chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thủ thục giao nhận hàng nhanh chóng, lắp đặt miễn phí và chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường.
Để được tư vấn sản phẩm và báo giá van điều khiển điện hãy liên hệ với chúng tôi.
Một số quốc giá và hãng sản xuất van điều khiển bằng điện
Đài Loan
– Van điều khiển điện Đài Loan hãng Haitima: Là thương hiệu rất nổi tiếng về các loại thiết bị điều khiển điện và điều khiển khí nén với chất lượng tốt, đáp ứng được các điều kiện hoạt động trong công nghiệp hiện nay. Giá thành tương đối rẻ và hợp lý. Các dòng van của Haitima đang được Tuấn Hưng Phát là đơn vị trực tiếp nhập khẩu và phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam hiện nay
– Van điều khiển điện Jaki
– Van điều khiển điện Unid: PRO UNID CO., LTD được thành lập từ năm 1988 tại Đài Bắc, chuyên sản xuất van điện áp dụng cho kiểm soát chất lỏng.
Thiết bị truyền động điện của Unid đều được thiết kế để đáp ứng các van có thông số kỹ thuật ISO, bao gồm van bi đầu ren và mặt bích, van bướm và van ba chiều.
Các van điện của Unid này được thiết kế với tay quay thủ công có thể vận hành bằng tay khi mất điện và tính năng bảo vệ quá tải, quá nhiệt, giúp hệ thống an toàn hơn.
Hàn Quốc
– Van điều khiển điện Kosaplus: Được sản xuất bởi hãng Kosapus nổi tiếng đến từ Hàn Quốc với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất động cơ điều khiển bằng điện. Sản phẩm chất lượng này không chỉ được tin dùng ở thị trường Việt Nam mà còn được dùng ở rất nhiều nước trên thế giới.
– Van điều khiển điện I-tork: Được thiết kế, sản xuất có chất lượng cao liên quan đến tự động hóa van công nghiệp và điều khiển.
Van điện Itork đã được phát triển cho một loạt các ứng dụng tuyến tính và dịch vụ hiệu suất đáng tin cậy, hoạt động lâu dài, linh hoạt hơn và tối đa hóa khả năng tích hợp hoàn toàn vào hệ thống điều khiển.
Nhật Bản
– Van điều khiển điện Kitz: Được thành lập từ năm 1951, tập đoàn KITZ trở thành một trong những nhà sản xuất tiên phong trong lĩnh vực sản xuất van công nghiệp. Sản phẩm van điều khiển bằng điện của KITZ được các nhà máy, khu chế xuất… tin dùng vì chất lượng và độ bền, khả năng chịu được ngay cả trong môi trường khắc nghiệt.
– Van điều khiển Boltton Đài Loan
Đây là một thương hiệu thuộc phân khúc giá rẻ mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Cũng là một trong số hàng bình dân, giá rẻ tạm chất nhận được so với giá thành của sản phẩm
Một số lưu ý quan trọng khi mua van điều khiển bằng điện
Như đã phân tích ở trên, van điều khiển điện là một thiết bị sử dụng điện năng để đóng mở và điều tiết. Hoạt động tự động và điều khiển bằng hệ thống tủ điện. Chính vì thế chúng ta cần lưu ý đến một số điểm quan trọng như sau trước khi mua dòng van này
- Van điều khiển điện sử dụng vào hệ thống nào? Các hệ thống công nghiệp hiện nay vô cùng đa dạng. Bạn cần nắm rõ mục đích sử dụng van như thế nào để có thể lựa chọn được loại van thích hợp
- Thông số kỹ thuật của hệ thống: Cần nắm rõ cơ bản các thông số như lưu chất sử dụng, nhiệt độ, áp lực, dạng kết nối, đường kính ống để lựa chọn loại sản phầm đáp ứng được các yêu cầu riêng của từng hệ thống
- Công suất và điện áp sử dụng: Đây cũng là hai yếu tố quan trọng khi lựa chọn các loại van phù hợp. Công suất hoạt động của van cũng như công suất tiêu thụ của các dòng van điều khiển bằng điện được các nhà sản xuất công bố rất kỹ trong các tài liệu. Bạn cần trao đổi trực tiếp với nhân viên kỹ thuật cũng như nhân viên tư vấn để nắm chắc các thông số này
- Hệ thống điều khiển và tự động hóa có thích hợp với van hay không: Hiện nay, van điều khiển bằng điện có thể điều khiển hoàn toàn tự động thông qua hệ thống điều khiển từ xa như tủ điện, phòng điều khiển trung tâm…Việc nắm rõ nguyên lý sử dụng, cách đấu nối cũng như tín hiệu điều khiển của van là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt đối với các dòng Van điều khiển tuyến tính cần biết chắc chắn tín hiệu nó sử dụng là loại nào?
- Giá trị và hiệu quả kinh tế mà van điều khiển điện mang lại: Cần đánh giá chính xác độ hiệu quả, hiệu suất sử dụng, tuổi thọ của sản phẩm…các yếu tố này rất cần thiết để bạn có thể đánh giá tính hiệu quả áp dụng cho hệ thống của mình
- Chất lượng sản phẩm, độ uy tín, thương hiệu trên thị trường cũng là thước đo chính xác khi bạn lựa chọn dòng van này: Đôi khi giá thành không thể quyết định được việc sản phẩm đó là tốt hay không tốt. Giá trị nằm ở khả năng sản phẩm mang lại, chất lượng, độ bền và thương hiệu sản phẩm cũng như thương hiệu nhà cung cấp
- Cuối cùng bạn cần quan tâm đến việc hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Đây là phần rất quan trọng bởi nó đảm bảo rằng bạn có nguồn tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết trong việc lựa chọn, cài đặt, và vận hành van điều khiển bằng điện.
Lưu ý quan trọng khi vận hành và sử dụng van điều khiển bằng điện
Khi vận hành và sử dụng các dòng van điều khiển bằng điện bạn cần lưu ý đến một số điểm như sau:
⊕ Kiểm tra kỹ thiết bị và hệ thống trước khi lắp đặt, đây là chú ý quan trọng đầu tiên. Bạn nên kiểm tra kỹ các bộ phận như điện động, cơ cấu chuyển động và bộ điều khiển để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách và không có hư hỏng, trục trặc nào xảy ra trước khi kết nối vào hệ thống
⊕ Tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bạn cần tuân thủ đúng theo các thông số kỹ thuật trên catalog và hướng dẫn sử dụng đi kèm. Hướng dẫn này cung cấp thông tin quan trọng về cách vận hành, bảo trì và sửa chữa van. Đảm bảo bạn hiểu rõ quy trình và hạn chế vận hành của van điều khiển điện
⊕ Đảm bảo nguồn điện, điện áp ổn định và tín hiệu chính xác. Hãy cấp đúng điện áp sử dụng của van, nguồn điện hoạt động cần ổn định và tín hiệu điều khiển van cần chính xác(Tín hiệu Analog 4-20mA, 0-10V…)
⊕ Tránh tình trạng quá tải khi sử dụng van điều khiển điện: Các thông số trên van như áp suất làm việc, nhiệt độ làm việc, điện áp sử dụng…là những giới hạn của van hoạt động. Bạn cần kiểm soát chặt chẽ hệ thống của mình để tránh tình trạng van hoạt động quá tải gây hư hỏng, chập cháy nguy hiểm
Cần đảm bảo an toàn cho người vận hành: Van dùng nguồn điện có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu chẳng may bị rò rỉ. Cần nối đất, lắp các thiết bị chống giật, thiết bị đóng tự động nguồn điện khi có sự cố chập cháy để đảm bảo an toàn cho người vận hành
⊕ Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của van điều khiển điện để sớm phát hiện ra các lỗi, nguy cơ mắc lỗi và các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành van.
⊕ Kiểm tra mức độ rò rỉ, bất thường trong hoạt động, và các bộ phận có dấu hiệu mòn hoặc hư hỏng. Kịp thời thay thế, sửa chữa hoặc bảo dưỡng bảo trì thường xuyên để van luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra bảo dưỡng bảo trì cũng giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống và nâng cao tuổi thọ sử dụng van