Chuyển đổi áp suất | Công thức tính áp suất

Bảng chuyển đổi áp suất giữa các đơn vị đo áp suất

Trong công nghiệp hiện nay việc hiểu rõ các đơn vị áp suất và chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo áp suất hiện nay là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Với mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới lại sử dụng các đơn vị đo áp suất khác nhau. Việc chúng ta hiểu rõ và có các bảng chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị giúp cho chúng ta biết được chính xác áp suất của hệ thống và thiết bị sử dụng trong hệ thống

Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bảng chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất được sử dụng trên thế giới hiện nay. Đây là các đơn vị nằm trong hệ thống đo lường quốc tế(SI)

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất
Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất

Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy trong bảng có hai dạng là cột dọc(From: Đơn vị cần đổi) và cột ngang(To: Đơn vị quy đổi)

Như vậy để đổi đơn vị chúng ta chỉ cần gióng ngang sang đơn vị cẩn đổi chúng ta sẽ nhận được giá trị tương ứng với đơn vị cần quy đổi các bạn nhé

Giải thích các ký hiệu trong bảng đơn vị đo áp suất

  • PSI(Poundper Square Inch): Đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn của Mỹ, sử dụng để đo áp lực khí nén hoặc chất lỏng
  • Bar, mbar: Đơn vị đo áp suất được các nước Châu Âu sử dụng nhiều nhưng nó lại không nằm trong hệ đo lường quốc tế
  • Pa, Kpa, Mpa(Pascal): Nằm trong hệ đo lường quốc tế SI, được đặt tên theo nhà khoa học  Blaise Pascal. Được sử dụng nhiều ở các nước Châu Âu và Châu Á
  • atm(Atmotphe): Là đơn vị không thuộc hệ đo lường quốc tế, thường sử dụng để đo áp suất của khí quyển
  • mH2O, mmH2O, in.H2O: Đơn vị mét nước hay milimet nước…đây là các đơn vị đo áp suất trong hệ nước
  • in.Hg,mmHg: Đây là các đơn vị đo áp suất trong hệ thủy ngân
  • Kg/cm²: Là đơn vị đo áp suất, giá trị tương đương với bar

Quy đổi các đơn vị đo áp suất

Quy đổi đơn vị áp suất theo hệ mét với đơn vị chuẩn là 1bar:

Việt Nam chúng ta hay các nước Châu Á thường sử dụng chuẩn đơn vị áp suất là bar. Nếu sử dụng bar là đơn vị mặc định để đo áp suất thì theo bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất ở trên chúng ta có các giá trị chuyển đổi tương đương như sau:

  • 1 bar = 1000 mbar
  • 1 bar = 0.1 Mpa
  • 1 bar = 100 Kpa
  • 1 bar = 1.02 kg/cm²
  • 1 bar = 10197.16 kg/m²
  • 1 bar = 100000 Pa
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 0.0145 Ksi
  • 1 bar = 14.5 psi
  • 1 bar = 10.19 mH2O
  • 1 bar = 750 mmHg
  • 1 bar = 401.5 inH2O

Tính theo ” áp suất ” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 

  • 1 bar = 0.99 atm ( physical atmosphere )
  • 1 bar = 1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

  • 1 bar = 0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )
  • 1 bar = 14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )
  • 1 bar = 2088.5 ( pound per square foot )

Tính theo  ” cột nước ”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 

  • 1 bar = 10.19 mét nước  ( mH2O )
  • 1 bar  = 401.5 inc nước ( inH2O )
  • 1 bar  = 1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo  ” thuỷ ngân  ” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

  • 1 bar = 29.5 inHg ( inch of mercury )
  • 1 bar = 75 cmHg ( centimetres of mercury )
  • 1 bar  = 750 mmHg ( milimetres of mercury )
  • 1 bar  =  750 Torr

Công thức tính áp suất

Áp suất là gì?

Nhắc lại một chút kiến thức về áp suất cho bạn đọc tham khảo lại

Áp suất(Tiếng Anh là Pressure viết tắt là P) là một đại lượng vật lý để chỉ lực ép phương vuông góc mặt bị ép mà áp suất chính là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

Theo Wikipedia chúng ta có khái niệm về áp suất như sau: Áp suất là đơn vị vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo phương vuông góc với bề mặt của vật thể. Trong hệ đo lường SI thế giới thì áp suất được tính bằng N/m²(Newton trên mét vuông) nó được gọi là Pascal( Nhà bác học người Pháp Blaise Pascal) thường được ký hiệu bằng chữ P

Công thức chính của áp suất

Công thức tính áp suất hay nhất

Trong đó:
P: ký hiệu của áp suất, đơn vị là Pa(N/m²)(Chúng ta có Pa = 1N/m²)

F: Áp lực vuông góc với mặt bị ép, đơn vị là N(Newton)

S: Diện tích bị ép (m²)

Ví dụ minh họa cho công thức:

Một lọ hoa có khối lượng là 500g , đáy bình hoa có đường kính là 5cm. Vậy áp lực của lọ hoa tác dụng lên mặt bàn bằng bao nhiêu?

Ta cần chuyển đổi đơn vị: 500g = 0,5 kg, 5cm = 0,05m

Từ đó áp dụng công thức chúng ta có thể tính được áp suất của bình hoa lên mặt bàn

Áp lực mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn bằng trọng lượng của lọ hoa:

F = P = 10.m = 10.0,5 = 5 (N).

Diện tích mặt bị ép bằng diện tích đáy bình hoa:

S = p.r2 = p.0,052 » 7,85.10-3 (m2)

Áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn là:

Công thức tính áp suất hay nhất

Mở rộng công thức đo áp lực chúng ta có thêm các công thức như sau:

  • Công thức tính áp lực

                    F = P. S

  • Công thức tính diện tích bề mặt bị ép

Công thức tính áp suất hay nhất

Với mỗi môi trường khác nhau thì công thức tính áp suất cũng khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu về công thức tính áp suất ở các môi trường nhé

Công thức tính áp suất dành cho chất rắn

Công thức tính áp suất cho chất rắn cũng chính là dùng công thức tính áp suất cơ bản mà chúng tôi đã nêu ở phần trên. Công thức tính áp suất chất rắn chính là áp suất do trọng lượng của chất rắn gây ra với bề mặt vuông góc.

Công thức áp dụng như sau:

  P = F / S

Trong đó:

P: Là áp suất của chất rắn, đơn vị đo là N/m², PSI, Bar, mmHg…

F: Áp lực vuông góc với mặt bị ép, đơn vị là N(Newton)

S: Diện tích tiếp xúc của bề mặt bị ép(đơn vị là m²)

Công thức tính áp suất dành cho chất lỏng, chất khí

Với chất lỏng, chất khí thì công thức tính áp suất cho nó khác với dạng chất rắn. Với áp suất chất lỏng và áp suất chất khí trong đường ống thì nó sẽ truyền đi nguyên vẹn áp suất theo mọi hướng

Chúng ta có công thức chung tính áp suất cho chất lỏng, chất khí như sau

P = d.h

Trong đó:

P: Áp suất của chất lỏng đang xét(Đơn vị tính là Pa., bar, N/m²)

h: Độ cao của chất lỏng(Đơn vị là met)

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng(Đơn vị là N/m²)

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Thẩm thấu là hiện tượng dịch chuyển của dung môi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, quá trình dịch chuyển này thông qua màng. Nó sẽ kết thúc khi cả hai bên dung dịch cân bằng với nhau

Áp suất thẩm thấu chính là áp lực của(Lực đẩy) của quá trình thẩm thấu, nó là quá trình dịch chuyển của các môi chất của dung môi có nồng độ thấp đến dung môi có nồng độ cao. Nó sẽ dừng lại khi đạt đến trạng thái cân bằng. Áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nồng độ cũng như nhiệt độ của dung môi

Từ đó chúng ta có công thức về tính áp suất thẩm thấu như sau

P = R ∗ T ∗ C

Trong đó:

P: Là áp suất thẩm thấu đang xét, đơn vị tính là atm(Apmotphe)

R: Là hằng số cố định, với R = 0,082

T: Là nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + tºC

C: Nồng độ dung dịch được phân ly theo từng dung chất, đơn vị tính là gam/lit(g/l)

Công suất tính áp suất thủy tĩnh

Chúng ta nhắc lại áp suất thủy tĩnh là gì?

Theo lý giải chúng ta có Thủy nghĩa là nước, tĩnh là trạng thái đứng im không chuyển động. Vậy áp suất thủy tĩnh là áp lực được tạo ra do chất lỏng đứng im không di chuyển

Ví dụ như nước trong ly nước không tác động vào đứng im thì nó sẽ tạo ra áp lực lên thành cốc và đáy cốc

Cũng nhắc thêm cho các bạn hiểu áp suất động chính là áp suất của dòng lưu chất chuyển động. Thực tế nhất chất lỏng trong đường ống mang hai loại áp suất khác nhau là áp suất thủy tĩnh và áp suất động

Từ đó áp suất thủy tĩnh chính là áp lực được tính cho chất lỏng ở mức cân bằng không có hiện tượng dao động

Công thức tính áp suất thủy tĩnh như sau:

P = Po + pgh

 

Trong đó:

P: Là áp suất thủy tĩnh đang xét

Po: Áp suất của khí quyển

g: Gia tốc trọng trường

h: Chiều cao được đo từ đáy lên mặt tĩnh của chất lỏng đang xét

Công thức tính áp suất riêng phần

Áp suất riêng phần hiểu đơn giản  là dạng áp suất của một chất khí trong hỗn hợp các chất khí

Công thức tính áp suất riêng phần như sau:

Pi = Xi∗ P

 

Trong đó:

Pi: Là áp suất riêng phần đang xét

Xi: Là phần mol xi của phần tử i trong hỗn hợp khí

P: Là áp suất toàn phần

Công thức tính áp suất dư

Áp suất dư hay còn gọi là áp suất tương đối chính là áp suất tại một điểm của  chất lỏng, chất khí khi chúng ta lấy mốc là áp suất của khí quyển lân cận xung quanh

Ta có công thức tính áp suất dư như sau:

Pd =  P- Pa

Trong đó:

Pd: là áp suất dư đang xét

P: Là áp suất tuyệt đối

Pa: Là áp suất của khí quyển

Nếu chất lỏng đang đứng im thì ta có công thức như sau:

Pdu = y.h

Trong đó:

Pdu: Áp suất dư của chất lỏng đang đứng im

y: Khối lượng riêng của chất lỏng đang xét

h: Chiều cao của điểm đang xét tính từ mặt thoáng của chất lỏng

Công thức tính áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối chính là tổng của áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên một điểm trong lòng của chất lỏng đó.

Công thức tính áp suất tuyệt đối:

P=Pa+Pd

Trong đó:

P: Là áp suất tuyệt đối đang xét

Pa: Là áp suất tương đối

Pd: Áp suất của khí quyển

Các phương pháp đó áp suất hiện nay

Việc tính toán áp suất theo các công thức như trên tốn rất nhiều thời gian để xác định. Hiện nay trong công nghiệp và cuộc sống người ta sử dụng các thiết bị đo để có được các thông tin chính xác nhất về áp suất. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất hay chúng ta thường gọi là đồng hồ đo áp lực, áp lực kế, áp kế… là một thiết bị dạng cơ học được sử dụng để xác định giá trị áp suất của các chất lỏng, chất khí…

Đây là một thiết bị cho thông tin chính xác hiển thị trên màn hình, chúng ta chỉ cần gắn đồng hồ vào vị trí cần đo khi đó thông số của áp suất sẽ được hiển thị trên màn hình cho chúng ta biết được thông tin chính xác

Với dạng đồng hồ đo áp suất hiện nay nó có các ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của đồng hồ đo áp suất

  • Sử dụng đo áp suất tại chỗ, không cần di chuyển
  • Lắp đặt đơn giản và dễ dàng
  • Màn hình hiển thị trực quan, đơn giản và các thông số chính xác thay đổi theo môi trường của lưu chất
  • Đa dạng về kích thước mặt hiển thị, chân kết nối vào hệ thống
  • Đa dạng về xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
  • Sử dụng nhiều loại vật liệu chế tạo: Inox 304, inox 316, thép…

Nhược điểm của đồng hồ đo áp suất

  • Chỉ hiển thị thông số ở mặt của đồng hồ, không thể kết nối dây tín hiệu về hệ thống quản lý. Vì thế muốn biết thông số cần quan sát trực tiếp
  • Khi có hiện tượng quá áp cần xả áp kịp thời để bảo vệ hệ thống và bảo vệ đồng hồ

Cảm biến đo áp suất

Cảm biến đo áp suất
Cảm biến đo áp suất

Đây là phương pháp dùng các loại cảm biến điện tử để đo áp suất. Đây là phương pháp sử dụng tín hiệu để truyền về hệ thống PLC, hệ thống điều khiển thông minh. Thông số được đưa về hệ thống thông qua tín hiệu 4-20mA. Phương pháp này phức tạp hơn rất nhiều so với việc sử dụng đồng hồ áp lực. Cần am hiểu về tự động hóa và lập trình để thiết lập và cài đặt

Ưu điểm của phương pháp đo bằng cảm biến áp suất

  • Sử dụng tín hiệu để truyền về trung tâm nên không cần phải lại gần hệ thống để xem thông số như dòng đồng hồ đo
  • Các thông số hiển thị tại chỗ giúp chúng ta có được thông số chính xác nhất để kịp thời điều chỉnh hệ thống cũng như các thiết bị khác
  • Tăng tự động hóa trong doanh nghiệp, giảm đi chi phí nhân công

Nhược điểm của phương pháp đo cảm biến áp suất

  • Cần phải có am hiểu về lập trình và tự động hóa
  • Cần có hệ thống PLC
  • Cần cấp nguồn và tín hiệu cho thiết bị mới có thể sử dụng được

Tổng kết về bài viết chuyển đổi áp suất và công thức tính áp suất

Như vậy Vancongnghiepvn.net đã giới thiệu qua về bảng chueyenr đổi các đơn vị đo áp suất và đưa ra các công thức tính áp suất cho quý vị bạn đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về đơn vị đo áp suất

Việc hiểu rõ về cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo giúp chúng ta không còn bỡ ngỡ khi gặp các đơn vị khác nhau trong công nghiệp. Giúp chúng ta dễ dàng chuyển đổi sang các đơn vị đã biết để có được thông tin cần thiết của thiết bị hay hệ thống lắp đặt

Áp dụng các công thức tính áp suất vào các chất khác nhau giúp chúng ta có thể chủ động tính toán hệ thống, tính toán được các thiết bị sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất cho hệ thống sử dụng

Hiện nay chúng tôi cung cấp tất cả các loại thiết bị đo về áp suất nói chung và các thiết bị đo trong công nghiệp mang đến sự chủ động về thông số cũng như mang đến sự chính xác để chúng ta dễ dàng xác định các thông số đo cho hệ thống của mình

>>>Xem thêm: Các thiết bị đo

Bài viết được chúng tôi đúc kết kinh nghiệm thực tế trong quá trình bán hàng, tư vấn cho khách hàng và các thông tin được chọn lọc kỹ trên Internet mang đến cái nhìn đơn giản và dễ hiểu nhất cho bạn đọc

Mọi ý kiến góp ý hoàn thiện bài viết vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Sao chép nội dung vui lòng ghi rõ nguồn: Vancongnghiepvn.net.

Trân trọng và cảm ơn!

5/5 - (10 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *