Khi nói đến việc tìm đúng van cho các ứng dụng trong công nghiệp thì van bi và bướm thường chiếm vị trí trung tâmquan trọng. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu, so sánh sự khác biệt của hai loại van này.
Những điểm giống nhau của van bi và van bướm
Van bi và van bướm có một số đặc điểm chung như sau:
– Cả hai đều là van quay một phần tư, yêu cầu xoay 90 độ từ mở sang đóng và ngược lại.
– Cả hai thường được làm từ sự kết hợp của gang, thép không gỉ và đồng thau.
– Mỗi van có hiệu quả để điều chỉnh lưu lượng của hầu hết các loại khí và chất lỏng ở một phạm vi nhiệt độ rộng.
– Cả hai đều tương đối rẻ tiền, bền và đáng tin cậy.
– Van bi và van bướm đều là những loại van thông dụng nên có để dễ dàng mua bán thông qua các nhà phân phối van hoặc của hàng điện nước.
Với rất nhiều điểm tương đồng, bạn sẽ phải xem xét sự khác biệt của chúng để xác định loại van nào sẽ hoạt động tốt nhất cho một dự án cụ thể. Dưới đây là một số điểm khác biệt của van bi và van bướm và cách nó ảnh hưởng đến việc sử trong hệ thống.
Những điểm khác biệt của van bi và van bướm
Khác nhau về thiết kế
Đĩa van: Đĩa van bướm là một tấm kim loại hình cánh bướm, đĩa van vị là một khối cầu (viên bi) được đục lỗ xuyên qua tâm.
Van bướm không bịt kín hoàn toàn như van bi và hiếm khi được sử dụng để kiểm soát dòng khí. Van bi có độ kín khít cao hơn và có thể sử dụng cho các đường khí nén.
Van bướm có giá thành rẻ hơn van bi và thường có trọng lượng nhẹ hơn. Van bướm sử dung cho các ống có đường kính lớn hơn nhiều so với van bi. Van bi thường được sử dụng trong các dòng chất lỏng hoặc khí áp suất cao, thường có đường kính từ 6 inch trở xuống.
Khác nhau về chức năng
Chúng ta có thể sử dụng van bi làm van điều tiết chính xác lưu lượng của chất lỏng trên đường ống nhưng đối với van bướm thì khó có thể thực hiện điều này vì thiết kế đĩa của hai loại van này hoàn toàn khác nhau. Tốt nhất chỉ sử dụng van bướm làm van on/off (đóng, mở hoàn toàn).
Vì đĩa của van bi có bề mặt tiếp xúc với giăng làm kín nhiều hơn van bướm nên lực đóng mở của van bi lớn hơn. Điều này rất quan trong khi chúng ta lựa chọn các tiết bị truyền động như bộ truyền động bằng khí nén, bộ truyền động bằng điện, cần chú ý đến mô men soắn. Mô men soắn của thiết bị truyền động sử dụng cho van bi bao giờ cũng lớn hơn mô mem soắn của thiết bị sử dụng cho van bướm.
Khác nhau về tính chất của dòng chảy qua van
Khi van mở hoàn toàn dòng chảy của lưu chất qua van bi gần như không bị thay đổi về áp suất và lưu lượng vì lỗ trên viên bi có đường kính bằng đường kính trong của ống, còn van bướm vì đĩa nằm trong dòng chảy và song song với dòng chảy của lưu chất nên có sự sụt áp và giảm lưu lượng nhẹ.
Ngoài ra nếu có độ chênh áp lớn giữa đầu vào và đầu ra thì van bướm sẽ khó khăn trong việc đóng mở, vì vậy nếu lắp van bướm trên đường ống có kích cỡ lớn yêu cầu van bypass để giảm chênh lệch áp suất trước khi van bướm lớn có thể hoạt động.
Kết luận
Hai loại van này đều được sự dụng cho mục đích chung là đóng mở, điều tiết lưu chất chảy trên hệ thống đường ống. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.
Van bi kín hơn van bướm, vì vậy van bi thường sử dụng tốt hơn cho các dự án liên quan đến khí. Van bướm thường ít tốn kém hơn trong khâu lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng, vì vậy van bướm thường được sử dụng trong các dự án cấp thoát nước đô thị quy mô lớn. Van cũng phổ biến cho các dự án kiểm soát dòng chảy của sông hoặc nước suối.
Van bi và van bướm đều linh hoạt, tương đối rẻ tiền và có thể đứng vững trước thử thách của thời gian. Cái nào phù hợp với dự án nào phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của ứng dụng. Để được trợ giúp xác định nên sử dụng van bi hay van bướm hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.