Van giảm áp là gì?
Van giảm áp (Tiếng anh: Pressure reducing valve) là một thiết bị cơ khí sử dụng để lắp lên hệ thống đường ống với mục đích làm giảm áp suất đầu vào của hệ thống xuống một giá trị áp suất nhỏ hơn như mong muốn. Có rất nhiều loại van giảm áp mỗi loại được sử dụng cho các mục đích khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng của hệ thống. Nhưng về cấu tạo hoạt động được chia làm hi loại chính là van giảm áp trực tiếp và van giảm áp gián tiếp. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo chi tiết cả van giảm áp.
Van giảm áp trực tiếp là gì?
Là loại van khi lắp đặt vào hệ thống ống nước áp lực sẽ được giảm ngay tại đầu ra của van. Dòng van này có ưu điểm lớn là làm việc ổn định, van chỉnh nhạy. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là hạn chế về kích cỡ đường ống đến 4 inch. Nếu đường ống lớn hơn không thể sử dụng loại van giảm áp nước trực tiếp này được. Ngoài ra, sau thời gian sử dụng van cũng dễ bị cặn bẩn bám lại ở bề mặt, chính điều này sẽ khiến dòng chảy bị cản trở và khiến áp lực nước qua van nhiều hơn.
Van giảm áp gián tiếp là gì?
Khác với van trực tiếp dòng van gián tiếp sẽ điều chỉnh áp lực thông qua van pilot nhỏ. So với van trực tiếp loại van gián tiếp có nhiều ưu điểm hơn. Nó có cấu tạo vững chắc, khả năng chịu lực lớn và đặc biệt dùng được cho các loại ống cỡ lớn, do đó được dùng nhiều trong cả hệ thống cấp thoát nước, dầu khí. Về nhược điểm của dòng van này là giá thành cao, việc lắp đặt khó khăn hơn các sản phẩm khác.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo chi tiết cả van giảm áp.
Van giảm áp có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo van gián tiếp (Van giảm áp thủy lực)
Van giảm áp thủy lực được cấu tạo bởi các thành phần chính là thân van, nắp, trục van, đĩa van, hệ thống ống dẫn, đồng hồ đo áp và Pilot.
Thân và nắp van: Được chế tạo từ gang, thép hai bên có hai mặt bích để kết nối với đường ống. Thân van được phủ sơn epoxy
Trục van: được lắp cố định vào đĩa van, và được sản xuất từ Inox 304/316, độ bền cao, chống rỉ sét
Đĩa van: dạng tròn, sản xuất từ gang, thép được bọc bằng cao su EPDM an toàn cho nguồn nước sạch.
Hệ thống ống dẫn: được làm bằng đồng thau, thép hoặc inox chống rỉ sét.
Đồng hồ đo áp: gồm 2 đồng hồ được lắp vào hệ thống ống dẫn để đo áp đầu vào và đầu ra.
Pilot: Là một hệ thống điều khiển lá van tự động dựa vào áp lực của đầu vào thông qua ống đồng để tinh chỉnh áp suất đầu ra theo nhu cầu sử dụng bằng cách vặn bu lông tinh chỉnh trên đầu Pilot.
Cấu tạo van giảm áp trực tiếp
Van trực tiếp có cấu tạo đơn giản gơn van giám tiếp, bao gồm các thành phần chính như sau:
Ốc điều chỉnh áp suất: Sử dụng ốc để điều chỉnh áp lực ở đầu ra của van. Khi văn theo chiều kim đồng hồ, lò xo bị nén lại thì áp đầu ra được tăng lên. Khi vặn ốc theo ngước chiều kim đồng hồ, lò xo được nới lỏng , từ đó áp lực đầu ra được giảm đi.
Lò xo: Bộ phận chính để tăng giảm áp suất đầu ra của van. Dải áp lực cần điều chỉnh phụ thuộc vào lực đàn hồi và chiều dài của lò xo. Lò xo có lực đàn hồi càng lớn thì van cho áp lực đầu ra lớn và ngược lại. Nhờ sự cân bằng giữa lực đàn hồi của lò xo và áp suất của lưu chất mà ta giảm được áp của lưu chất trong đường ống.
Màng ngăn kim loại : là bộ phận tiếp nhận áp suất của lưu chất. Thông qua lỗ cảm biến áp suất mà lưu chất tràn vào trong không gian dưới màng ngăn. Màng ngăn nhận áp suất từ lưu chất tạo nên áp lực tác dụng vào lò xo.
Đĩa van: Đĩa van được gắn với lò xo thông qua một trục chính chạy xuyên suốt chiều dọc của van. Trên đĩa van được chế tạo rãnh để khi lưu chất đi qua sẽ được giảm áp lực. Thông qua sự kết nối với lò xo bởi trục van mà đĩa van sẽ được nâng hoặc hạ xuống giúp đóng hoặc mở van.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp
Van giảm áp trực tiếp hoạt động trực tiếp
Van giảm áp hoạt động trực tiếp dựa trên nguyên lý khác biệt về trọng lượng do lưu chất tạo ra trên đĩa đệm và trên piston. Trong thực tế mỗi bar áp suất ( 14,5 PSI) tương đương khoảng 1 kg/cm2 ( 14,2 Ib/in2). Khi trên đĩa đệm và trên piston có tỷ lệ và khác biệt về đường kính, chúng ta sẽ có hai dao động trái ngược nhau có cùng trọng lượng nhưng khác nhau về áp lực. Để điều chỉnh áp lực đầu ra ta phải có sự tác động của lò xo hoạt động cùng chiều với chiều nước ở phía đầu vào của van. Do có trọng lượng đối xứng và áp lực lớn hơn lên piston nên làm cho van giảm áp đóng lại.
Van giảm áp hoạt động gián tiếp
Van được mở tại vị trí ban đầu và độ rộng của cửa ra sẽ được thiết lập bằng vít điều chỉnh. Công dụng chính của van giảm áp suất là giữ cho áp suất đầu ra không thay đổi. Trong trường hợp áp suất đầu ra được tăng lên trong hệ thống thủy lực hay áp suất của khoang trống được nối với cửa ra của van bằng rãnh nới cũng tăng lên. Điều này sẽ đẩy pitong đi lên và làm giảm tiết diện của cửa ra, dẫn đến việc làm giảm áp suất cho đầu ra.
Khi áp suất của đầu ra đã giảm, thì pitong điều khiển sẽ đi xuống làm tăng tiết diện của cửa thoát và kéo theo đó là làm tăng áp suất của đầu ra. Vì vậy quá trình này sẽ khiến cho áp suất của đầu ra không bị thay đổi. Khi lò xo phụ được thiết lập, ống trượt sẽ nằm ở vị trí ban đầu, và áp suất ở trong các khoang chứa là như nhau.
Áp suất đầu ra của lò xo phụ sẽ lớn hơn áp suất đầu vào. Van phụ được mở, lưu chất gần với van phụ sẽ được thoát ra ngoài với một lượng nhỏ. Nhờ đó mà dòng chảy qua rãnh ống trượt sẽ được hình thành. Lúc đó, áp suất sẽ được giảm xuống và ống trượt sẽ dâng lên, và làm giảm tiết diện khoang dưới.
Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại, khiến cho ống trượt dao động quanh khu vực vị trí thiết lập. sự thay đổi của áp suất đầu vào và áp suất của đầu ra đều ảnh hưởng đến sự di chuyển của ống trượt. Và đầu ra có mức áp suất sẽ luôn được giữ ở mức cố định
Cách điều chỉnh áp suất đầu ra của van giảm áp
Van giảm áp sử dụng cho nước khi xuất xưởng được cài đặt áp đầu ra mặc là 3 -5 bar. Nếu cần thay đổi áp lực đầu ra của van giảm áp, cần thực hiện các bước sau:
– Đóng tất cả các loại van, vòi lắp đặt sau van giảm áp trước khi tiến hành điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp.
– Để giúp cho việc điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp dễ dàng, nên lắp thêm một đồng hồ đo áp lực ở đầu ra của van. Việc lắp đồng hồ áp lực sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp với mức mong muốn.
– Tiến hành tháo nắp chụp bảo vệ.
– Dùng cờ lê nới lỏng ốc hãm,
– Dùng tua vít 2 cạnh hoặc lục lăng để điều chỉnh vặn xuôi theo chiều kim đồng hồ để tăng áp đầu ra, hoặc vặn ngược chiều khim đồng để giảm áp xuất đầu ra.
– Khi áp đầu ra đạt đến giá trị mong mốn thì vặn chặn ốc hãm,
– Đậy nắp chụp bảo vệ.
Vậy là đã hoàn thành việc điều chỉnh áp suất đầu ra của van giảm áp.
Một số ứng dụng của van giảm áp
Ứng dụng trong hệ thống khí nén: Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để thực hiện việc thổi sạch, chạy công cụ hỗ trợ, và bơm lốp xe hay các loại túi khí. Tác dụng chính là đảm bảo rằng các khoang chứa áp lực không bao giờ đạt đến mức độ nguy hiểm và cho phép người dùng điều chỉnh áp lực một cách phù hợp.
Ứng dụng trong thiết bị thủy: Bao gồm các hệ thống xử lý nước trong công nghiệp, hệ thống truyền dẫn nước và nhiên liệu trong tàu thủy, hệ thống ống dẫn dầu v.v. Van giảm áp đóng vai trò giảm thiểu tối đa các sự cố có thể xảy ra do áp lực nước hoặc khí cao hơn mức cho phép, đống thời giúp hệ thống cân bằng áp suất trong mức an toàn.Van giảm áp bằng kim loại của Econosto
Ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm: Hiện nay, tất cả nồi áp suất đều sẽ có một van điều áp và một van xả áp lực như là một cơ chế an toàn để ngăn chặn sự bùng nổ trong trường hợp cần duy trì nhiệt độ và áp suất cao để làm chín nhanh thức ăn.
Một số ứng dụng khác của van giảm áp: Ngoài các ứng dụng nêu trên, van giảm áp còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ (cân bằng áp suất trong boong), dầu khí, hóa dầu, dược phẩm và thai thác khoáng sản.
Một số loại van giảm áp thông dụng
1. Phân loại theo lưu chất
Van giảm áp nước
Van giảm áp nước được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống cấp nước công nghiệp và dân dụng. Loại van này có công dụng giảm áp lực và giúp ổn định áp lực đầu ra, bảo vệ an toàn cho đường ống cấp nước. Để tránh áp lực nước trong các đường ống tăng cao cần phải sử dụng van giảm áp suất nước để điều chỉnh và cân bằng áp lực nước đầu ra. Như vậy mới đảm bảo việc cấp nước đồng thời tránh áp suất tăng cao có thể gây hư hỏng đường ống và ảnh hưởng đến người sử dụng.
Van giảm áp hơi nóng
Van giảm áp hơi nóng được sử dụng trong hệ thống lò hơi, nồi hơi, các hệ thống sấy trong ngành chế biến thực phẩm. Sử dụng trong nhà máy cao su, dùng hơi nóng đúng áp lực và nhiệt độ để lưu hóa sản phẩm. Nó được sử dụng để điều chỉnh và duy trì sự ổn định của áp suất đầu ra theo một mức nào đó đã được định sẵn.
Van giảm áp khí nén (Regulator)
Van giảm áp khí nén (tiếng anh: Regulator) hay còn được gọi là van điều áp khí nén, van chỉnh áp khí nén… được dùng để điều chỉnh áp suất khí nhằm đảm bảo ổn định mức áp suất hoạt động của thiết bị và máy móc trong hệ thống khí nén. Chính vì thế van chỉnh áp khí nén được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực của máy nén khí, chuyên sử dụng để điều chỉnh giảm áp, giới hạn áp lực đầu ra của hệ thống đường ống dẫn khí nén cho những thiết bị cần sử dụng khí nén để hoạt động.
2. Phân loại theo kiểu kết nối
– Van giảm áp lắp ren – rắc co ( Thường có size từ DN15 – DN100)
– Van giảm áp mặt bích ( Thường dùng từ DN40-DN300)
3. Phân loại theo vật liệu chế tạo
– Van giảm áp bằng đồng: thường được sử dụng trong các ứng dụng về nước như van các tòa nhà cung chư cao tầng hoặc một vài hệ thống hơi nóng. Van thường được kết nối bằng ren hoặc nối nhanh bằng rắc co. Van giảm áp đồng có ưu điểm là khá dễ dàng điều chỉnh áp suất theo mong muốn.
– Van giảm áp bằng gang
– Van giảm áp inox
4. Phân loại theo xuất sứ của sản phẩm
– Van giảm áp Đài Loan
– Van giảm áp ITALY
– Van giảm áp Hàn Quốc
– Van giảm áp Nhật
5. Phân loại theo nhà sản xất
– Van giảm áp Samyang
– Van giảm áp Yooyoun
– Van giảm áp Yoshitake
– Van giảm áp Tunglung