Mô tả sản phẩm van cầu điều khiển bằng khí nén
Van cầu điều khiển bằng khí nén (tiếng anh: Controls globe valve with pneumatic actuator) là một van tự động sử dụng áp suất của khí nén để kiểm soát lượng dòng chảy trong một hệ thống hoặc quy trình. Ngoài việc đóng mở on/off đơn giản nó còn có thể đóng mở theo góc mở khác nhau hay còn gọi là dạng tuyến tính
Van cầu điều khiển bằng khí nén là loại van cho phép kiểm soát chính xác tốc độ, lưu lượng dòng chảy trong hệ thống. Các bộ truyền động bằng khí nén trên các van này sử dụng tín hiệu phản hồi và điều khiển để mở và đóng van chính xác.
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG
HOTLINE: 0964 182 166
Hình ảnh thực tế van cầu điều khiển bằng khí nén
Cấu tạo của van cầu điều khiển khí nén
Thân Van cầu
Thân van cầu là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất chịu áp lực chính và là nơi chứa tất cả các chi tiết của van. Van cầu gang thường có hai cổng mặc dù loại ba cổng cũng được sản xuất nhưng không thông dụng, chủ yếu dùng để đổi hướng và phân chia dòng chảy. Hai cổng có thể được định hướng thẳng đối diện nhau hoặc bất cứ nơi nào trên thân van, hoặc tạo với nhau một góc 90 ° ( van cầu góc).
Thiết bị truyền động bằng khí nén
a. Bộ truyền động bằng khí nén dạng piston
Có cấu tạo và hoạt động giống như một xilanh khí nén bao gồm một pistong di chuyển trong một nòng xilanh. Trục van cầu được kết nối với piston, khi khí nén đẩy pistong đi lên kéo theo trục van, van mở, khí nén đẩy pistong đi xuống đẩy theo trục van, van đóng.
Bộ truyền động bằng khí nén dạng piston có hai dạng tác động đơn và tác động kép.
Tác động kép là dạng sử dụng áp suất của khí nén để đẩy piston trong cả hai quá trình đóng và mở van. Trong bộ truyền động tác động kép không có lò xo, đóng mở van hoàn toàn dựa vào áp suất của khí nén.
Tác động đơn là chỉ sử dụng áp suất khí nén trong một chu trình đóng hoặc mở van, nhờ vào lực đàn hồi của lò xo được tích hợp thêm để thực hiện chu trình còn lại. Có nghĩa là bộ truyền động tác động đơn có thêm một hoặc nhiều lò xo để thực hiện một trong hai chu trình đóng hoặc mở van.
Thiết bị truyền động bằng piston thường có hành trình dài hơn và lực đẩy lớn hơn so với thiết bị truyền động dạng màng.
b. Bộ truyền động bằng khí nén dạng màng
Là thiết bị truyền động tác động đơn, cấu tạo bao gồm: màng chính, lò xo. Hoặt động nhờ vào lực đàn gồi của lò xo và hành trình di chuyển của màng.
Loại thiết bị này được sử dụng phổ biến trong việc điều khiển các van cầu vì có giá rẻ, cấu tạo đơn giản, lắp đặt và vận hành dễ dàng.
3. Bộ định vị van khí nén
Positioner (Bộ định vị van khí nén): là một thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý cân bằng lực để định vị đĩa Van điều khiển theo tín hiệu khí nén nhận được. Đây là bộ phận quan trọng khi muốn sử dụng van cầu điều khiển khí nén đóng mở theo góc tỷ lệ(Dạng tuyến tính). Nó cung cấp tín hiệu IN/OUT 4-20mA để điều khiển van
4. Van điện từ khí nén
Có nhiệm vụ phân chia và điều khiển dòng khí nén đi vào bộ truyền động giúp van hoạt động. Van này thường hoạt động với điện áp 220V AC, 110V AC, 24V DC …vv.
Nguyên lý hoạt động
Chu trình đóng van (đóng hoàn toàn)
Khi van điện từ cấp khí nén cho thiết bị truyền động, áp suất khí nén đẩy piston hoặc màng bằng một lực thắng lực đàn hồi của lò xo nén pistong hoặc màng đẩy theo trục van đi xuống hết hành trình, van đóng hoàn toàn.
Chu trình mở van (mở hoàn toàn)
Khi van điện từ ngừng cấp khí nén và chuyển qua trạng thái mở thì lượng khí nén thoát ra ngoài qua lỗ mở trên van điện từ. Lực đàn hồi của lò xo đẩy pistong hoặc màng kéo theo trục van đi lên, van mở hoàn toàn.
Chu trình điều tiết (đóng/mở một phần)
Là các chu trình nhỏ nằm trong các chu trình đóng và mở. Ở chu trình này áp suất của khí nén chỉ đẩy pistong hoặc màng di chuyển một đoạn ngắn hơn so với hành trình đóng/mở van hoàn toàn, mục đích là đóng/mở một phần đĩa van phục vụ cho việc điều khiển và điều tiết lưu lượng.
Ưu nhược điểm của van cầu khí nén
Ưu điểm
– Có thể điều chỉnh tốc độ đóng/mở van nhanh hoặc chậm
– Có khả năng điều khiển và điều tiết lưu lượng tốt.
– Có hành trình đóng mở van ngắn.
– Có nhiều chủng loại với nhiều lựa chọn như van cầu dạng chữ “Z”, chữ “T” (van góc), van cầu xiên phù hợp cho các ứng dụng cụ thể.
– Có nhiều tùy chọn cho các thiết bị truyền động bàng khí nén.
– Cấu tạo đơn giản dễ dàng cho việc lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng.
– Vận hành hoàn toàn tự động
Nhược điểm của van cầu đóng mở bằng khí nén
– Áp suất lưu chất bị giảm một phần khi qua van cầu kể cả lúc van mở hoàn toàn.
– Van yêu cầu bộ truyền động lớn hơn để điều hành van. Vì van cầu cần lực đóng mở lớn hơn các van khác
– Màng của bộ truyền động nhanh bị hư hỏng do bị lão hóa và không chịu được áp suất lớn.
– Đối với van không có thiết bị truyền động bằng tay thì phải có khí nén van mới hoạt động được.
Ứng dụng của van cầu điều khiển bằng khí nén
– Hệ thống nước làm mát nơi dòng chảy cần được điều tiết
– Hệ thống dầu nhiên liệu, dầu nóng dòng chảy được điều tiết và độ rò rỉ có tầm quan trọng
– Hệ thống cấp nước hoặc hóa chất.
– Hệ thống nồi hơi.
– Hệ thống dầu bôi trơn…
Nếu quý khác hàng đang phân vân chưa biết lựa chọn van cầu điều khiển bằng khí nén như thế nào, hoặc đơn giản là muốn biết thêm thông tin và hướng dẫn, báo giá sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm: https://vancongnghiepvn.net/van-dieu-khien-khi-nen-d89.html
Đình Tuyền –
Chất lượng quá tốt